Thứ ba, 25/7/2017, 20h49

Tôn vinh những tấm gương thương binh vượt khó

K nim 70 năm Ngày Thương binh, Lit sĩ (27-7-1947/ 27-7-2017), sáng 25-7, Thành y, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP.HCM đã t chc Hi ngh tuyên dương “Gương trn nghĩa, vn tình, cùng thương binh vưt khó”.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Ch tch Thưng trc UBND TP trao Bng khen cho các thương binh tiêu biu. Ảnh: Tr.A

Theo đó có 110 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh, gồm 50 gương điển hình chăm sóc thương binh và 60 gương thương binh vượt khó.

Chiến đu vi nghch cnh

Một trong 60 gương điển hình thương binh vượt khó được tuyên dương lần này là ông Nguyễn Phan Tâm (xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi). Từ chiến trường Campuchia trở về, ông Tâm chống chọi với những cơn đau hành hạ từ hai mảnh đạn xuyên hộp sọ vùng đỉnh trán. Tương lai, gia đình… những tưởng mọi thứ đã khép lại nhưng với ý chí và nghị lực mà ông được rèn giũa trong môi trường quân ngũ, cuộc đời ông lại rẽ hướng mới.

Ông Tâm nhớ lại những ngày đầu từ chiến trường trở về: “Khổ quá, tôi phải đi xin rơm bán cho công ty bò sữa lấy tiền nuôi con ăn học. Để có chỗ che nắng mưa cho gia đình, tôi che tạm chòi bên lề đường. Nhiều năm sau, nhờ số tiền ít ỏi tích cóp được, tôi dựng chuồng nuôi heo”.

Từ một con heo nái, chịu khó học kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đến nay ông Tâm đã có một đàn heo lên 600 con, trong đó 200 con nái và 400 con heo thịt. Kinh tế gia đình ông cũng dần dần khấm khá, hai con trưởng thành và đang phục vụ trong quân đội. Với tinh thần tương thân tương ái, mỗi năm gia đình ông đều trích một phần tiết kiệm để xây nhà tình thương, đóng góp quỹ khuyến học, chăm lo thương binh ốm đau và bà con nghèo ăn Tết.

Một trường hợp khác bà Đỗ Thị Thanh Thu (SN 1936, ngụ Q.Tân Bình), bà từng là một chiến sĩ biệt động lừng lẫy, can trường của lực lượng Biệt động thành nhưng rồi sức khỏe ngày một yếu bởi di chứng của tra khảo. Dù mang nhiều thương tật nhưng những năm đầu sau giải phóng, bà Thu phải vừa làm việc ở bệnh viện vừa bán bánh cam để có tiền nuôi hai đứa con bị di chứng chất độc da cam. Vất vả là thế nhưng bà vẫn cố vươn lên, lấy hoạt động xã hội làm vui. Nhiều năm nay, bà nhận nuôi con của một gia đình là cơ sở nuôi giấu biệt động Sài Gòn ngày trước và đều đặn đóng góp xây dựng, sửa chữa nhà cho con, cháu đồng đội gặp khó khăn.

Một gương thương binh vượt khó, hết lòng với công tác xã hội nữa là ông Mai Trung Ty (SN 1943, Q.Tân Phú). Ông Ty bị cụt 1/3 đùi trái, ngực phải còn mảnh đạn, mắt trái đục thủy tinh thể, bả vai mẻ xương… Tàn nhưng không phế, ông Ty cùng vợ cố gắng làm ăn, đến nay cuộc sống khá ổn. Gia đình ông cũng là một trong những gia đình có hỗ trợ lớn trong công tác đền ơn đáp nghĩa. Ngoài thành lập quỹ học bổng cho con em địa phương, từ năm 2012 đến nay, ông còn mua bảo hiểm tai nạn cho đội dân phòng của phường.

Ta vào nhau mà sng

Ngày ông Lê Minh Dương (P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9) và vợ - bà Nguyễn Thị Ánh đoàn tụ sau nhiều năm biền biệt chiến trường ác liệt, cả hai đều không còn lành lặn. Ông là thương binh nhẹ nhưng bệnh tật bủa vây, còn bà là thương binh nặng nằm một chỗ. Bởi vậy ông là cánh tay, là đôi chân của bà.

Ông Duơng chia sẻ: “Có những lúc kiệt sức nhưng vẫn cố gắng trọn nghĩa vợ chồng. Ngày ở chiến trường, đồng đội bị thương mình cũng chăm sóc. Vợ mình, là người đồng chí mà không lo sao đành”.

Không những thế, ông Dương còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, phục vụ an ninh tại địa phương.

Chị Lê Hồng Ngọc, vợ thương binh đặc biệt Nguyễn Hữu Quý (Q.Phú Nhuận) đã mang đến buổi lễ tuyên dương này một câu chuyện vô cùng cảm động về tình nghĩa vợ chồng.

Anh Quý bị trúng mìn trong đợt hành quân tại chiến trường Campuchia nên gãy cột sống, bể xương chậu, bị liệt hai chân, hở van tim… Ngày ấy, chị Ngọc là một giáo viên mầm non vào nghề chưa lâu phải từ bỏ công việc để về chăm sóc anh.

“32 năm, là một chuỗi ngày dài với nước mắt, nụ cười. Dù khó khăn thế nào tôi cũng mong anh được sống để được chăm sóc anh, được nhìn thấy ánh mắt rạng ngời của anh mỗi khi tôi mua quyển sách mới, được làm người vợ thủy chung…”, chị Ngọc chia sẻ. 

Nhiều hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách

Tri ân những người có công với cách mạng, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UBMTTQVN TP.HCM xúc động: Trong công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế có biết bao người vợ, người mẹ đã gạt nước mắt để tiễn chồng, con lên đường chiến đấu. Có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã cống hiến tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu nhất của mình. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố với tất cả tấm lòng tri ân sâu sắc đã có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Cụ thể, có 3.567 căn nhà tình nghĩa đã được trao, cải tạo sửa chữa 1.292 căn nhà cho diện chính sách; Phụng dưỡng đến cuối đời mẹ Việt Nam anh hùng; Bảo trợ thường xuyên các thương binh có tỷ lệ thương tật 81% trở lên có hoàn cảnh khó khăn; Chăm sóc cha mẹ liệt sĩ già yếu, neo đơn, tìm kiếm đồng đội; Xây dựng quỹ học bổng khuyến học dành cho con em gia đình thương binh…

Đến dự và phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM nhấn mạnh: “Những người đã nằm xuống mở ra những con đường mới, con đường được xây bằng xương máu và trí tuệ mà chúng ta đang đi. Họ đã để lại một phần thân thể, xương máu ngoài chiến trường nhưng vẫn hiên ngang, đứng vững và ngẩng cao đầu. Thế hệ ngày nay cần nhận thức rằng mình nên làm gì để xứng đáng với sự hy sinh máu xương của cha ông, từ đó hiểu biết rộng hơn về giá trị mà ta đang thụ hưởng”.

Bà Tâm cũng đề nghị UBMTTQVN TP.HCM rà soát lại việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước để chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có công; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ để chăm lo chu đáo hơn. 

Dịp này, UBMTTQVN TP.HCM cũng đã trao giải thưởng Cuộc thi viết Gương trọn nghĩa, vẹn tình, cùng thương binh vượt khó.

Trn Anh