Thứ bảy, 12/8/2017, 20h09

TP.HCM: Trên 1.500 phòng học cho năm học mới!

Ngày 14-8, hơn 1 triu HS t tiu hc đến THPT trên đa bàn TP.HCM chính thc bưc vào năm hc mi 2017-2018. Theo đó, có trên 1.500 phòng hc mi đưc đưa vào s dng ti tt c các qun, huyn...

Giáo viên, HS và ph huynh Trưng TH Đin Biên (Q.10) vui mng vì sau hàng chc năm ch đi gi trưng đã đưc xây mi. Ảnh: N.Trinh

Năm học mới 2017- 2018, TP khánh thành và đưa vào sử dụng trên 1.500 phòng học mới (29 dự án) với tổng kinh phí đầu tư trên 4.600 tỷ đồng. Đặc biệt, có nhiều trường mới xây ở quận ven có diện tích rộng, được đầu tư nguồn vốn lớn trên dưới 100 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trường lớp, phát triển giáo dục toàn diện.

T “chung bò” thành trưng hin đi

Thầy Huỳnh Văn Vinh - Hiệu trưởng Trường THCS Phước Hiệp (huyện Củ Chi) cho biết, trước khi được xây mới, trường có rất nhiều biệt danh như “trường chuồng bò”, “trường sợ không dám học”... Muốn vào bên trong trường, thầy và trò phải lách qua dòng người mua bán ở cái chợ chồm hổm trước cổng. Qua khỏi cánh cổng sắt hoen rỉ là 3 dãy nhà nát trên tổng diện tích khoảng 4.000m2, mùa khô nóng như cái lò lửa , mùa mưa dột tứ bề, ẩm mốc…

“Được xây dựng mới trên một khu đất khác rộng trên 1ha với cơ ngơi khang trang, hiện đại đã giúp cho nhà trường “giữ chân” được những giáo viên giỏi. Đặc biệt là “xóa” được tình trạng HS “chạy” qua các trường lân cận để học. Trường có qui mô xây dựng 25 phòng học, đầy dủ các phòng chức năng, hiện chúng tôi mới chỉ sử dụng hết 16 phòng cho 650 HS. Đây là lợi thế để thầy và trò phấn đấu nâng cao chất lượng GD-ĐT, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo”, thầy Vinh nói.

Thêm một ngôi trường mới khác của huyện Củ Chi là Trường THCS Phước Thạnh (xã Phước Thạnh). Trường được xây dựng trên khuôn viên đất gần 10.000m2 gồm 30 phòng học và các phòng chức năng, nhà thi đấu đa năng với tổng vốn đầu tư gần 58 tỷ đồng từ ngân sách TP. Theo đó trường đáp ứng chỗ học cho 1.730 HS.

Cô Huỳnh Thị Nhân - Hiệu trưởng nhà trường - phấn khởi: “Trường được đầu tư xây mới là nguồn động viên và cỗ vũ tinh thần cho đội ngũ thầy cô giáo nhà trường. Qua đó giúp tập thể sư phạm nhà trường nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học”.

Trường THCS Phước Hiệp và Phước Thạnh là 2 trong 10 trường (gồm ba bậc học MN, TH và THCS) trên địa bàn huyện Củ Chi được đưa vào sử dụng trong năm học mới này. Tất cả các ngôi trường đều được xây dựng đúng chuẩn, khang trang - hiện đại với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

Năm học mới này Trường TH Điện Biên (hẻm 378, đường Điện Biên Phủ, P.11, Q.10) cũng có “áo mới”. Theo đó các thầy, cô giáo ở đây và trẻ em trong độ tuổi đến trường trên địa bàn không còn phải dạy và học trong ngôi trường cũ kỹ đã xuống cấp trầm trọng.

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga (Giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1) tâm sự: “Tôi vui đến độ không ngủ được. Sau bao năm chờ đợi, chúng tôi đã được giảng dạy trong điều kiện khang trang, hiện đại để phát huy năng lực. HS không còn phải học trong phòng học nhỏ hẹp, có nhiều cột che khuất như trước đây”.

Không dấu nỗi xúc động, thầy Nguyễn Hoàng Triều - Hiệu trưởng nhà trường - nói: “Những năm giảng dạy ở cơ sở cũ, năm nào trường cũng chỉ nhận được 18 đến 20 hồ sơ trẻ vào lớp 1, trong khi đó phường rà soát số trẻ 6 tuổi luôn ở con số 90 đến 120 em. Thấy trường xuống cấp, nhỏ hẹp, hầu hết phụ huynh đã tìm cách xin cho con đến nơi khác để học và chúng tôi thường nói vui Trường TH Điện Biên là “trường trên chuẩn quốc tế” về sỉ số HS/lớp. Trái lại năm học này có đến 58 hồ sơ nộp vào. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc”.

Trường TH Điện Biên được xây trên diện tích đất 1.700m2, tổng diện tích sử dụng hơn 5.000m2 với 10 lớp học và đầy đủ các phòng chức năng như tin học, ngoại ngữ, phòng TDTT, thư viện, phòng truyền thống, phòng ăn, bếp ăn một chiều, phòng ngủ...

“Ngay năm học này, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo BGH nhà trường đẩy mạnh việc giảng dạy tin học cũng như tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế để các em HS không thua thiệt so với trường bạn. Xung quanh sân trường, sân thượng sẽ trồng cây che mát, tiểu cảnh vùng quê, trang bị hồ bơi di động... mang đến khuôn viên trường xanh mát cho các em”, thầy Nguyễn Thành Văn - Trưởng phòng GD-ĐT Q.10 - cho biết.

Nhiu đa phương đã bt quá ti

Tại Q.12, nhiều trường MN mới cũng được đưa vào sử dụng nhằm giảm tải cho các trường MN trên địa bàn cũng như xóa dần các trường MN xuống cấp. Đơn cử như Trường MN Hoa Đào (KP3, P.Hiệp Thành). Cô Trần Thị Mỹ Hương - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ, trước kia P.Hiệp Thành có hai trường MN công lập và một số trường MN tư thục, nhóm trẻ gia đình. Tuy nhiên do dân nhập cư quá đông, số trẻ trong độ tuổi MN tăng mạnh hàng năm nên các trường trên địa bàn phường luôn trong tình trạng quá tải. Chẳng hạn như Trường MN Họa Mi 2, có năm sĩ số lên đến 55 trẻ/lớp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học.

Cũng theo cô Mỹ Hương, Trường MN Hoa Đào dạy theo mô hình tiên tiến, học phí cao gấp đôi trường bình thường nên  thời gian đầu rất lo không tuyển được học trò. Nhưng trái lại, trong khi chỉ tiêu chỉ tuyển 3 lớp mà hồ sơ nộp vào lên tới 7 lớp.

Một trong số những phụ huynh có con học tại Trường MN Hoa Đào là chị Đặng Thị Ly (phụ huynh bé Phạm Đặng Nhật Minh) kể lại: “Từ đầu tháng 7, tôi đã “canh me” ngày nộp hồ sơ và đến thật sớm xếp hàng để xin nhập học cho con. Trước đó, từ khi trường bắt đầu khởi công xây dựng, ngày ngày đi làm ngang qua tôi đều quan sát và tự nhủ phải cố gắng xin bằng được để con trai có suất học tại đây. Con còn nhỏ mà được chăm sóc trong ngôi trường khang trang, hiện đại với nhiều khu vui chơi, phòng chức năng, lại gần nhà khiến vợ chồng tôi vui lắm. Cháu vừa có điều kiện học tốt lại vừa tiện đưa đón. Đặc biệt trường thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế nên gia đình rất muốn cháu được trải nghiệm các kỹ năng phát triển toàn diện và sớm làm quen với tiếng Anh”.

Thầy Khưu Mạnh Hùng - Trưởng phòng GD-ĐT Q.12 - cho biết, năm học này Q.12 đưa vào sử dụng hai trường MN mới là Hoa Đào, Ngọc Lan và Trường THCS Hà Huy Tập. Hiện đang triển khai thi công thêm hai trường MN và một trường TH, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm học 2018 - 2019. Qua đó từng bước giảm quá tải cho các trường cũng tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày.

Tương tự, tại Q.Phú Nhuận, thầy Võ Cao Long - Trưởng phòng GD-ĐT quận - cũng cho biết: “Những năm qua, áp lực HS trên địa bàn luôn năm sau cao hơn năm trước. Ngành GD-ĐT quận luôn có những phương án linh hoạt để đảm bảo chỗ học cho HS, tuy nhiên sĩ số các lớp, nhất là các lớp đầu cấp vẫn vượt chuẩn qui định. Năm học này, gánh nặng này phần nào vơi bớt khi quận đưa vào sử dụng Trường THCS Trần Huy Liệu. Đây là một ngôi trường khang trang, hiện đại với tổng kinh phí xây dựng trên 82 tỷ đồng...”.

Năm học này Q.5 cũng có thêm hai trường học mới được đưa vào sử dụng là Trường TH Huỳnh Mẫn Đạt và MN 10. Dự kiến đến cuối năm 2018, quận tiếp tục triển khai dự án xây mới Trường TH Nguyễn Trãi quy mô 1 tầng hầm, 1 trệt và 1 lầu với 20 phòng học văn hóa. Ngoài ra, quận đang gấp rút hoàn tất thủ tục dự án xây mới Trường MN 11 với tổng mức đầu tư 8,7 tỷ đồng, tiến hành song song với việc chuẩn bị hồ sơ triển khai thêm 3 dự án xây mới trường MN 1, MN 3 và MN 6, nâng tổng số trường MN công lập trên địa bàn quận lên 25 trường.

Q.Bình Tân cũng đưa vào sử dụng một trường MN 20 phòng học  và một trường TH 30 phòng. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT còn tham mưu với UBND quận phê duyệt đầu tư kinh phí sửa chữa, xây thêm điểm phụ cho nhiều trường MN, TH, THCS nhằm đáp ứng chỗ học cho HS.

Vn nhiu d án còn nm trên giy!

Bên cạnh những địa phương tích cực xây mới trường lớp đáp ứng chỗ học cho con em nhân dân thì cũng có một số địa phương do thiếu quỹ đất nên trường lớp cứ mãi nằm trên giấy.

Chẳng hạn như Q.Tân Bình, theo qui hoạch P.10 sẽ xây dựng Trường THCS Trần Văn Quang (diện tích 2.400m2); P.14 xây trường trên khu đất Xí nghiệp dệt Sài Gòn 2 (đường Âu Cơ) và P.15 xây Trường THCS Trần Thái Tông (đường Cống Lở); THPT Tân Sơn (khu đất phía Đông Bắc đường Hoàng Bật Đạt) và một trường THCS tại khu đất Nhà máy nước đá Tân Sơn). Kế hoạch là vậy nhưng đến nay mới chỉ có Trường THCS Trần Văn Quang được xây dựng. Dự kiến đến giữa học kỳ I năm học 2017-2018 mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Các trường còn lại vẫn tiếp tục nằm trên giấy, trong khi HS trên địa bàn các phường này phải chạy sang các phường khác để học ké. Nguyên nhân là khó thu hồi đất, giải phóng mặt bằng...

Tương tự Q.3, từ khi có qui hoạch trường lớp đến nay vẫn còn nhiều phường không có trường TH và trường THCS. Đơn cử như P.12 không có trường TH, P.3, 9, 10 không có trường THCS…

Còn P.7 của Q.3 trước đây có hai trường TH thì nay chỉ còn 1. Trường TH Trương Minh Quyền bị giải tỏa để thực hiện dự án mở rộng cầu Nguyễn Văn Trỗi và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nay còn lại Trường TH Nguyễn Thanh Tuyền chỉ tiếp nhận được gần 200 HS vào lớp 1 trong khi trẻ 6 tuổi trên địa bàn P.7 bình quân hàng năm khoảng 400 HS. Để giải quyết chỗ học cho những trẻ còn lại, Phòng GD-ĐT Q.3 đành phải nhờ các trường TH Kỳ Đồng, Trương Minh Quyền “gánh giùm”...

Q.Huy- N.Trinh