Thứ ba, 14/8/2018, 20h38

TP.HCM: Rà soát đảm bảo đất đai cho giáo dục

“UBND TP s có t công tác rà soát đm bo đt đai cho phát trin trưng lp. T công tác s đưc xây dng, tp trung hết năm 2020 đ hình thành qu đt và phi có cơ chế gii quyết vn đ này”, Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Thin Nhân nhn mnh ti bui làm vic vi S GD-ĐT TP (v công tác chun b đu năm hc mi) chiu 13-8.

Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Thin Nhân phát biu ch đo ti bui làm vic vi S GD-ĐT TP. Ảnh: N.Trinh

Trước đó, tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Lê Hồng Sơn đã kiến nghị TP tiếp tục ưu tiên bố trí vốn nâng cấp, mở rộng, duy tu các phòng học, đảm bảo đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 người dân TP trong độ tuổi đi học. Cùng với đó, cho phép TP thực hiện thí điểm các dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không có quỹ đất được nâng tầng cao phù hợp với thực tế địa bàn, tính chất từng dự án một, giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở các khu dân cư đông đúc, tránh lãng phí kinh phí đầu tư xây dựng mặt bằng chiếm đất xây dựng.

Liên quan đến việc bàn giao đất cho các đơn vị quản lý để phục vụ xây dựng trường học tại các quận, huyện, ông Sơn cho biết, công việc này hiện nay còn rất chậm. Nhiều mặt bằng đất quy hoạch cho GD trước đây thuộc về một số công ty, đơn vị trực thuộc Trung ương đã chấp thuận trả mặt bằng để xây trường học nhưng quy trình thực hiện quá lâu, các đơn vị phải lập dự án nên rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ xây trường. Do đó, “TP nên cho phép ưu tiên thực hiện các công trình GD trước để đảm bảo chỗ học cho HS, sau đó dự án công trình sẽ tiếp tục làm theo quy trình cho đúng thủ tục”, ông Sơn mong muốn.

Trưc nhng khó khăn mà Giám đc S GD-ĐT TP Lê Hng Sơn nêu ra, ông Nguyn Thanh Toàn - Phó Giám đc S Quy hoch Kiến trúc TP - cho biết, s có báo cáo B Xây dng xin điu chnh quy đnh tăng tng cao đi vi mt s khu vc thiếu qu đt. Bi mi năm s lưng HS TP luôn tăng đông, s phòng xây nhiu nhưng không đáp ng đ nhu cu, nếu căn c quy chun xây dng thì không đ đt xây phòng hc.

Liên quan đến công tác xã hội hóa mầm non - giải pháp đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ - nhưng hiện tại trong quá trình thành lập, phát triển, mở rộng, các đơn vị cũng đang gặp khó khăn. Đó là quy định về mục đích sử dụng đất phải là đất GD, phù hợp với quy hoạch của địa phương. Ông Sơn kiến nghị, UBND TP cho phép các trường mầm non ngoài công lập, khi thành lập chỉ cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trường học và đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của địa phương...

Trước những khó khăn ông Sơn nêu ra, ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP - cho biết, sẽ có báo cáo Bộ Xây dựng xin điều chỉnh quy định tăng tầng cao đối với một số khu vực thiếu quỹ đất. Bởi mỗi năm số lượng HS TP luôn tăng đông, số phòng xây nhiều nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu, nếu căn cứ quy chuẩn xây dựng thì không đủ đất xây phòng học.

“Bất cứ lúc nào lập quy hoạch đất, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP cũng đặt chỉ tiêu quỹ đất dành cho GD là trên hết”, ông Toàn khẳng định.

Liên quan đến việc xã hội hóa mầm non, ông Toàn cũng cho rằng, chỉ cần đó là khu đất rộng của người dân, đủ tiêu chuẩn làm trường mầm non thì nên cho phép xây dựng trường, mặc dù đó là khu dân cư hiện hữu.

“Tới đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP sẽ có báo cáo trình UBND TP những loại hình này. Nên cho phép người dân xây dựng trường học, nhưng đất vẫn thuộc chủ quyền của người dân”, ông Toàn thông tin.

Để giải quyết các khó khăn ngành GD đang gặp phải, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc TP phải nghiên cứu, triển khai đề xuất của ngành GD-ĐT là nâng cao tầng của các ngôi trường, phù hợp với thực tế tại khu dân cư đông đúc. Bậc THCS, THPT có thể quy định xây 5 tầng. Mầm non cũng có thể xây 5 tầng, trong đó sử dụng tầng 4 và 5 cho cán bộ, giáo viên, còn lại dành cho các cháu. Các bên liên quan cũng phải chuẩn bị quỹ đất xây dựng trường học, tập trung thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 người dân vào năm 2019, không để dồn sang năm 2020”.

Nguyn Trinh