Thứ năm, 5/10/2017, 21h27

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp chống ngập

Ngoài các gii pháp siêu máy bơm, h điu tiết ngm… Trung tâm Điu hành chương trình chng ngp nưc TP.HCM còn trin khai kết hp nhiu gii pháp chng ngp khác, như no vét nhiu đon, tuyến kênh rch… đưc xem là khá hiu qu!

H thng máy bơm sn sàng bơm chng ngp đưng Nguyn Hu Cnh

Máy bơm chng ngp

“Bơm vận hành nhưng nước rút chậm là do đơn vị chủ đầu tư cố tình để nước ngập sau khi mưa gần 1 giờ mới tiến hành bơm để thử nghiệm nên nước rút chưa nhanh”. Đó là nhận định về hoạt động của máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) của Giám đốc Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM Nguyễn Ngọc Công

Cụ thể, cơn mưa tối 1-10 có lượng nước mưa trút xuống rất nhanh khiến lượng nước dồn về gây ngập khu vực Nguyễn Hữu Cảnh. Cơn mưa bắt đầu từ 18 giờ 30 nhưng đến 19 giờ 17, chủ đầu tư mới tiến hành khởi động máy bơm hút nước, lúc đó đường đã ngập sâu khoảng 30 - 50cm. Đến 20 giờ, lượng nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn chưa rút hết hoàn toàn, nhiều vị trí vẫn còn ngập sâu hơn 20cm. Vì chủ đầu tư cố tình cho nước ngập để vận hành thử nghiệm, kiểm tra mức độ hiệu quả nên nước rút chậm. Để đánh giá được hiệu quả công trình thì cần thử nghiệm vào những trận mưa lớn kết hợp bất lợi triều cường, lượng nước tập trung về trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Trước đó, tối 30-9, tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, mưa lớn gây ngập sau 1 giờ, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung mới cho vận hành máy bơm thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của máy bơm. Sau gần 1 giờ hút nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đã rút ngắn thời gian ngập so với những trận mưa trước đây khi chưa có máy bơm vận hành. Tuy nhiên, do dọc các miệng cống thoát nước có nhiều rác thải chặn dòng chảy nên nước rút chậm hơn so với công suất hút nước của máy bơm. Với những vị trí càng ở xa hệ thống máy bơm như khu vực gần chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh và cầu Sài Gòn (đoạn đầu đường Nguyễn Hữu Cảnh giao với Điện Biên Phủ) nước có dấu hiệu rút chậm hơn.

Anh Nguyễn Văn Trai (ngụ 57 Nguyễn Hữu Cảnh) cho biết: “Trước đây, mỗi khi mưa lớn nước tràn vào tận nhà và phải sau 2 - 3 giờ thậm chí 5 - 6 giờ sau khi hết mưa nước mới rút. Hôm qua khi mưa lớn và hệ thống máy bơm hút nước chống ngập chỉ sau gần 1 giờ nước trong nhà đã rút và ngoài đường cũng giảm ngập nhanh hơn. Tuy nhiên, theo anh Trai, dù có máy bơm hút nước mạnh đến cỡ nào mà mỗi khi mưa lớn không có lực lượng đi vớt rác ở các miệng cống thì nước sẽ thoát chậm vì bị rác chặn lại” 

Gim ngp đáng k

Người dân sinh sống ở khu vực phường Bình Thọ và Linh Chiểu, quận Thủ Đức nhận xét, từ khi hồ điều tiết ngầm lắp đặt trước Nhà Thiếu nhi quận Thủ Đức được đưa vào sử dụng, mức độ ngập khu vực này đã giảm đáng kể.

Ông Phạm Sỹ Thống, ngụ khu phố 2, phường Bình Thọ, dẫn chứng: “Trận mưa lớn suốt sáng 2-10 nếu là trước kia có thể gây ngập gần nửa bánh xe thì nay còn khoảng 3 - 5 phân, hết mưa thì nước rút nhanh, đường sá cũng tạnh ráo”.

Ông Nguyễn Văn Hiền, ngụ đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Thủ Đức cho biết: “Trước kia, dù trời đã hết mưa nhưng phải mất cả giờ nước mới rút, xe hai bánh chết máy liên tục, đẩy bộ bì bõm lên những chỗ cao ráo hơn để sửa. Từ khi có hồ điều tiết thì nước trên đường rút nhanh hơn, gặp cơn mưa to thì sau khi hết mưa khoảng 15 - 20 phút là rút hết nước, đơn cử như cơn mưa lớn vừa qua đường Võ Văn Ngân không bị ngập. Tuy vậy, nếu trận mưa lớn kéo dài vẫn có thể gây ứ đọng nước, nhất là đoạn trũng xuôi về hướng chợ Thủ Đức”

Trước đó, dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng cũng đang được Tập đoàn Trung Nam triển khai đầu tư.

Dự án tập trung xây dựng các cống kiểm soát triều cường lớn và xây dựng tuyến đê dài, bao gồm các hạng mục ở quận 1, 4, 7, 8 và 2 huyện Nhà Bè, Bình Chánh, với diện tích ảnh hưởng khoảng 100ha, dự kiến khi hoàn thành vào năm 2018, TP.HCM có thể kiểm soát được ngập do triều cường, chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị cho khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới hoàn thành 30% khối lượng công trình nên chưa thể đánh giá hiệu quả. 

Theo ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, ngoài các giải pháp siêu máy bơm, hồ điều tiết ngầm… trung tâm còn triển khai kết hợp nhiều giải pháp chống ngập khác, như nạo vét nhiều đoạn, tuyến kênh rạch trên địa bàn, bao gồm cả kênh rạch lớn như Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Vạn Tường, Tham Lương - Bến Cát… Về lâu dài, UBND TP cũng đã chỉ đạo xử lý tình trạng nhà cửa lấn chiếm sông, kênh rạch nhằm tạo thông thoáng cho nước lưu thông. 

Theo ông Công, nhìn chung ngập hiện nay chủ yếu ở những khu vực hệ thống cống cũ, cửa thoát nước của hệ thống này nằm ở công trình cũ. Khi mưa lớn khoảng 80 - 100mm, kết hợp với triều cường thì hệ thống này bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Để giải quyết ngập căn cơ, phải xây dựng hệ thống thoát nước và khẩn trương khơi thông hệ thống mương rạch thoát nước để tăng lưu lượng dòng chảy, tăng dung tích chứa nước tại các kênh rạch như Cầu Sơn, Xuyên Tâm, Bùi Hữu Nghĩa, Ruột Ngựa...

TP.HCM cũng đang triển khai quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết trên cơ sở tận dụng tối đa các khoảng không gian hiện hữu còn chưa xây dựng, xác định các khu vực ưu tiên để đầu tư công trình hồ điều tiết trong thời gian tới; xây dựng các quy định về quản lý vận hành hồ điều tiết.

Việc triển khai xây dựng hồ điều tiết giống như cách trả lại không gian chứa nước tự nhiên mà trước đây đã bị san lấp để phát triển đô thị. Ngoài việc xây dựng đê bao, xây hồ điều tiết thì còn phải tính tới chuyện phát triển những khu đô thị thích ứng với nước ngập.

T.S