Thứ năm, 24/5/2018, 20h35

TP.HCM: Tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất nước

Theo s liu t S LĐ-TB&XH TP.HCM, ti TP, tình hình tai nn lao đng (TNLĐ) luôn mc cao so vi các tnh, thành khác. Mi năm xy ra t 1.500 đến 1.700 v, chiếm 15% tng s v trong cc. Ch riêng năm 2017, TP xy ra hơn 1.500 v vi hơn 1.500 ngưi b nn, trong đó 123 ngưi chết, chiếm t l cao nht nưc. 3 tháng đu năm 2018, ti TP xy ra 17 v khiến 16 ngưi t vong...

Nhiu doanh nghip nh chưa quan tâm đến đm bo ATVSLĐ cho ngưi lao đng

Một trong những nạn nhân của TNLĐ là chị Trần Thị Ngọc Trong (SN 1975, ngụ Tân Hòa Đông, P.14, Q.6). Chị Trong là công nhân dọn dẹp vệ sinh của Công ty TNHH Dịch vụ Công ích Q.6, trong một lần dọn vệ sinh đường phố, chị bị xe tông dẫn đến chấn thương sọ não, lõm hộp sọ, thương tật 75%. Với khoản trợ cấp TNLĐ 1,8 triệu đồng/tháng, chị Trong dù phải chung sống với nhiều di chứng đau đớn nhưng vẫn phải gắng gượng đi bán vé số để có thêm thu nhập nuôi dưỡng bản thân và mẹ già.

Cũng tình cảnh như chị Trong, anh Vũ Văn Thanh (SN 1989, tạm trú xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) bị TNLĐ do máy dập làm đứt 8 ngón tay, tỷ lệ thương tật 81%. Sau sự cố kinh hoàng đó, anh Thanh không còn làm được việc nặng, công việc thường ngày gặp nhiều bất lợi. Trước hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng anh Thanh có con nhỏ, mẹ già, công ty nơi anh Thanh bị nạn đã bố trí cho anh làm bảo vệ để ổn định thu nhập.

Theo Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP, trong quá trình lao động, vai trò của doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, qua công tác thanh kiểm tra cho thấy còn nhiều người, đơn vị sử dụng lao động nhận thức chưa đầy đủ về việc đảm bảo an toàn lao động cũng như nguy cơ tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt, tồn tại tình trạng chủ doanh nghiệp đổ lỗi cho người lao động, trong khi các đơn vị này phải có trách nhiệm bảo hộ, bảo vệ trang bị, huấn luyện kiến thức cho người lao động để giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn. Bên cạnh đó là ý thức của người lao động, nhiều người chưa coi trọng tính mạng của mình, thờ ơ với việc bảo hộ lao động.

Theo ông Nguyễn Quốc Việt - Trưởng phòng An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH TP, ngoài các nguyên nhân từ chủ doanh nghiệp, người lao động thì tồn tại nhiều nguyên nhân khác, trong đó là việc nâng cấp hạ tầng cũng như xây dựng các chung cư cao tầng, nhà ở dân dụng rất nhiều, tuy nhiên việc sử dụng lao động phổ thông không được tập huấn về ATVSLĐ. Trong khi tai nạn phần lớn là ở các công trình này, thậm chí các công trình nhỏ lẻ, tự phát, hoặc công trình xây dựng ven đô. Để giảm tai nạn lao động, trong thời gian tới Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ tăng cường công tác thanh tra đột xuất và xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp vi phạm.

“Chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải tự kiểm tra; cấp quận, huyện của TP phải tăng cường thanh kiểm tra để nhắc nhở, chấn chỉnh để cố gắng kéo giảm TNLĐ đến mức thấp nhất”, ông Việt nhấn mạnh.

Ông Huỳnh Văn Tuấn - Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM - cho biết: “TP.HCM tập trung 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và gần 290 ngàn lao động, làm tốt công tác đảm bảo ATVSLĐ sẽ đảm bảo tính mạng của các đoàn viên công đoàn, đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để có những hành động cụ thể thiết thực, thông tin đến các công đoàn cơ sở để nâng cao ý thức của đoàn viên công đoàn, công nhân lao động trong việc chấp hành pháp luật nói chung cũng như pháp luật về ATVSLĐ”.

Thy Dương