Thứ ba, 10/10/2017, 22h40

Trách nhiệm của ai?

Doanh nghip không th ch ngưi lao đng tp s 1-2 năm cho quen vic ri mi tuyn. Nhiu ngưi hc cũng chu b hc phí cao cho các chương trình có th giúp h bt nhp ngay th trưng lao đng thay vì đi làm ri tích lũy kinh nghim.

TS. Vũ Hng Vn (Khoa Khoa hc cơ bn, Phân hiu Trưng ĐH Giao thông vn ti ti TP.HCM) phát biu ti hi thoẢnh: T.Trân

Câu chuyện kỹ năng cho sinh viên vẫn tiếp tục được các trường ĐH và doanh nghiệp bàn luận sôi nổi tại hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập và tự chủ” do Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vừa tổ chức, mặc dù những năm qua đây đã là vấn đề được đề cập rất nhiều.

Ging viên hài lòng vi bit danh “tiến sĩ gây mê”

TS. Vũ Hồng Vận (Khoa Khoa học cơ bản, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM) nêu thực tế, khi được hỏi trong quá trình giảng dạy “đến lớp để làm gì”, 99% sinh viên trả lời học để… lấy điểm. Trong khi đó, chuẩn đầu ra của các trường ĐH bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, thái độ nhưng hiện gần như chưa có chuẩn để đánh giá các tiêu chí đó. Khi đổi mới giảng dạy, mỗi giảng viên một phương pháp khác nhau dẫn đến “trăm hoa đua nở”. “Có giảng viên quy trách nhiệm dạy kỹ năng cho người khác, cho rằng mình chỉ có nghĩa vụ truyền đạt kiến thức. Nhiều giảng viên hài lòng với biệt danh sinh viên đặt cho là “tiến sĩ gây mê”, được truyền từ năm này sang năm khác, nhiều năm không thay đổi cách dạy”, ông Vận nói.

Chỉ ra nguyên nhân việc nhiều thầy cô duy trì cách dạy cũ ít chịu đổi mới, ông Vận cho rằng do giảng viên lớn tuổi, nể nang và lực lượng cơ hữu chiếm đáng kể. Trong khi đó, “ngày nay doanh nghiệp không chờ người lao động tập sự 1-2 năm cho quen việc mà muốn tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu ngay. Nhiều người học cũng chịu bỏ học phí cao cho các chương trình có thể giúp họ bắt nhịp ngay thị trường lao động thay vì đi làm rồi mới tích lũy kinh nghiệm dần dần. Vì vậy, trong quá trình truyền đạt kiến thức, giảng viên cũng cần chú ý hình thành kỹ năng cho người học”, ông Vận nhấn mạnh.

Theo ông Vận, để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đầu tiên là đổi phương pháp giảng dạy. Khi đó, người thầy lên lớp không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn làm nhiều việc khác nữa.

Đại diện một doanh nghiệp cũng chia sẻ, các trường ĐH hiện chủ động nhiều trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị kiến thức cho người học, tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những kiến thức cơ bản trong thời kỳ hội nhập, thời đại công nghệ 4.0. Và các trường cũng chỉ đang tập trung vào việc đổi mới, cập nhật kiến thức để trang bị cho sinh viên nhưng phần kỹ năng cho các em thì gần như chưa có sự đo lường nào cả. Thực tiễn tuyển dụng, nhiều sinh viên trượt do thiếu kỹ năng, chưa thể hiện được mình, trong khi doanh nghiệp lại cần những sinh viên có đủ năng lực thích nghi được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường làm việc hiện đại.

Đại diện doanh nghiệp này mong mỏi các trường ĐH đổi mới hoạt động đào tạo, chú ý khâu rèn kỹ năng cho sinh viên. Nếu giảng dạy theo phương pháp cũ, người thầy chỉ truyền những kiến thức mình có, khi thi sinh viên thể hiện lại những điều đó thì đạt điểm, vượt qua môn sẽ dẫn đến mai một kỹ năng phản biện của các em. Đến lúc ra đi làm, các em cũng thiếu khả năng phản biện.

Đy mnh dy ngoi ng cho sinh viên

“Các trưng ĐH trong đi mi hot đng đào to, chú ý khâu rèn k năng cho sinh viên. Nếu ging dy theo phương pháp cũ, ngưi thy ch truyn nhng kiến thc mình có, khi thi sinh viên th hin li nhng điu đó thì đt đim, vưt qua môn s dn đến mai mt k năng phn bin ca các em. Đến lúc ra đi làm, các em cũng thiếu kh năng phn bin”, đi din mt doanh nghip bày t.

Bên cạnh kỹ năng thì việc đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học cho sinh viên cũng là một trong những hướng các trường đề xuất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. TS. Phạm Huy Cường (Bộ môn ngoại ngữ Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) chỉ ra, hầu hết giảng viên tiếng Anh ở các trường ĐH đều đạt các yêu cầu về bằng cấp chuyên môn cũng như chuẩn ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT, được trang bị tốt về phương pháp giảng dạy cũng như tập huấn, bồi dưỡng nhưng ít áp dụng vào quá trình giảng dạy thực tế do áp lực về khối lượng kiến thức cần truyền tải trong chương trình, thời gian, cách bố trí lớp học… Ông Cường cho rằng chương trình học tiếng Anh cần hướng đến việc vận dụng vào thực tiễn làm việc của người học sau này. Các giảng viên, người thiết kế chương trình cần tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên để tích hợp những nội dung thiết yếu cho các chuyên ngành cụ thể.

ThS. Phạm Thanh Truyền (Trường ĐH Tài chính - Marketing) nêu thêm, với chương trình đào tạo ĐH nước ta hiện nay, sinh viên chỉ phải lên lớp nghe giảng, ghi chép, làm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi, khóa luận. Sinh viên thụ động trong việc học và nghiên cứu. Thường từ năm thứ 3 trở đi, các em mới tiếp cận hoạt động nghiên cứu khoa học, nghĩa là thời gian dành cho nghiên cứu khoa học chỉ từ 1-2 năm. Trong khi đó, vào cuối khóa, sinh viên phải bận rộn với việc thực tập, làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp ít có thời gian nghiên cứu khoa học hoặc ngừng luôn sau khi ra trường và đi làm.

Ông Truyền đề xuất các trường có chính sách thu hút sinh viên nghiên cứu khoa học sớm; kết nối doanh nghiệp để tuyển chọn các đề tài của sinh viên đưa vào thực tế; tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu của giảng viên… từ đó nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo.

Mê Tâm