Thứ ba, 17/7/2018, 22h07

Trạm y tế phường, xã: Chưa lấy được niềm tin... của người bệnh

Gn 2 năm qua, ngành y tế ti TP.HCM nói riêng và cc nói chung đã đy mnh nhiu bin pháp nâng cao năng lc y tế cơ s, c th là trm y tế (TYT) phưng, xã. Ngoài mc tiêu chăm sóc sc khe tt nht cho ngưi dân, còn góp phn gim ti cho bnh vin (BV) tuyến trên. Tuy nhiên, trên thc tế t l ngưi dân tin tưng vào TYT còn rt ít...

Ngưi dân đo huyết áp ti TYT Hip Bình Chánh, Q.Th Đc sáng 17-7. Ảnh: T.Th

Cm, ho, st cũng lên BV qun

Sáng 17-7, TYT P.13 (Q.Bình Thạnh) vắng hoe. Chị B. (chủ quán nước đối diện TYT) cho biết, thường ngày chỉ có một vài người già đến TYT để đo huyết áp, hôm nào rôm rả lắm thì có vài phụ huynh đưa con đến chích ngừa; hoặc “năm thì mười họa” có một trường hợp tai nạn xe ở những đoạn đường gần đây mới được đưa đến để sơ cứu. Nhiều người dân ở gần TYT khi có bệnh, dù là bệnh nhẹ đều chạy lên tuyến trên để khám.

“Như nhà tôi, mẹ chồng già yếu nên trái gió trở trời thường đau nhức, tôi kêu chồng đưa mẹ sang TYT nhờ bác sĩ (BS) khám nhưng chồng tôi lắc đầu vì cho rằng BS ở TYT trình độ kém hơn BS ở BV, sợ không “bắt” được bệnh. Từ đó, cứ ho, sốt là chồng tôi lại đưa bà cụ lên tuyến trên dù mất mấy tiếng đồng hồ chờ đợi nhưng bù lại yên tâm hơn…”, chị B. kể.

Tại TYT Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức), sau khi đo huyết áp, bà Nguyễn Thị Hoa (52 tuổi) cho hay: “Bình thường người hơi mệt tôi mới đến đây đo huyết áp vì gần nhà, tiện lợi, đỡ mất công chờ đợi. Còn lúc nào thấy trong người mệt nhiều tôi đều gọi người nhà chở đến BV quận để yên tâm hơn…”.

Anh Trần Cao Sơn - Phó TYT P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức - thông tin, tình trạng người dân dù chỉ ho, cảm, sốt… nhưng cũng lên tuyến trên là rất nhiều. Bởi thực tế hầu hết các TYT hiện đều thiếu nhân lực, trang thiết bị khiến người dân chưa thật sự yên tâm khi đến khám. Riêng đối với TYT Hiệp Bình Chánh, từ tháng 12-2016 đã được trang bị thêm phòng khám đa khoa vệ tinh từ BV Q.Thủ Đức, từ đó số lượng người bệnh đến khám đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể, số liệu 6 tháng đầu năm 2018, tại TYT này tiếp nhận đến 12.640 lượt khám (trong đó, khám tại trạm 6.571 lượt; khám dự phòng là 6.049 lượt; 21 lượt cấp cứu). Ngoài khám BHYT, tại TYT còn tổ chức khám định kỳ cho HS, người cao tuổi, tiêm chủng mở rộng, và các chương trình truyền thông sức khỏe, tầm soát và quản lý điều trị các bệnh không lây… Tuy nhiên, so với thực tế năng lực tại TYT, số lượng bệnh nhân vẫn còn rất hạn chế.

Phi “kéo” đưc bnh nhân đến TYT

Gần 2 năm qua, nhận thức được vai trò của tuyến y tế cơ sở toàn ngành y tế đã vận dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng y tế phường, xã, tạo nhiềm tin cho người bệnh, giải quyết quá tải ở tuyến trên. Điển hình như thành lập phòng khám đa khoa vệ tinh tại TYT, thành lập phòng khám tại TYT theo nguyên lý y học gia đình, BS gia đình… tuy nhiên chưa đạt được kết quả.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng y tế cơ sở, ngày 16-7, tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP.HCM, khóa đào tạo nâng cao chất lượng chăm sóc, quản lý sức khỏe nhân dân và các bệnh mãn tính tại y tế xã, phường theo nguyên lý y học gia đình đã được khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, vai trò của y tế tuyến cơ sở, cụ thể là TYT phường, xã đối với công tác khám chữa bệnh cho nhân dân là rất quan trọng. Nhưng thực tế hiện nay, người dân vẫn không tin tưởng chọn TYT phường, xã để khám bệnh. Số liệu 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy, tỷ lệ người dân khám bệnh tại các TYT chỉ 18%, trong khi các BV tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải.

Cũng theo bà Tiến, hiện nay chất lượng cán bộ y tế tại các trung tâm y tế, TYT vẫn còn hạn chế, kiến thức chuyên môn chưa được cập nhật; Trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa được trang bị hợp lý, điển hình là tình trạng đề xuất mua máy điện tim tại TYT trong khi số đông cán bộ y tế tại đây chưa nắm được chuyên môn để sử dụng; Bàn ghế, tủ thuốc, phòng khám bệnh tại tuyến y tế này nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo cách li.

“Có đến 20% các nhà vệ sinh tại các cơ sở y tế không đảm bảo yêu cầu, chủ yếu tập trung tại các cơ sở tuyến huyện, xã, một số ít thì ở tỉnh. Như vậy thì làm sao để dân tin tưởng mà đến khám bệnh?”, bà Tiến tâm tư.

Để nâng cao chất lượng y tế cơ sở có 8 giải pháp cần được thực hiện đồng bộ. Đó là nâng cao chất lượng chuyên môn, đổi mới phương thức hoạt động, đầu tư nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ chế tài chính đặc thù và công tác truyền thông.

“Phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở để dân tin, dân đến khám, như vậy mới giải quyết đươc tình trạng quá tải các BV tuyến trên. Nếu không dù có xây thêm cả trăm cái BV cũng không đủ”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Thương Thương