Thứ ba, 10/10/2017, 22h38

Tranh cãi về ban đại diện cha mẹ học sinh: Bài cuối: Biết nói không với khoản thu “lạ”

“Không th xóa b Ban đi din cha m hc sinh (BĐDCMHS) vì rt cn thiết, mang nhiu ý nghĩa nhân văn và thiết thc đi vi công tác GD. Tuy nhiên cn phi có s rà soát và qun lý cht ch hot đng ca ban. Có như thế mi kim soát đưc nn lm thu và đưa ban đi din v đúng ý nghĩa ban đu như Thông tư 55 đã quy đnh”, hiu trưng mt trưng THCS nhn mnh.

Tt c nhng khon vn đng ca BĐDCMHS đu phi vì phc v HS. Ảnh: T.Thương

Lm thu là... trách nhim ca hiu trưng

Nói về nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi xung quanh sự tồn tại của BĐDCMHS trong thời gian gần đây, thầy Cao Đức Khoa - Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản, Q.1 - cho biết: Đa số các ý kiến cho rằng nên xóa bỏ BĐDCMHS xuất phát từ những lỗi lạm thu đã xảy ra tại một số cơ sở GD. Song dư luận cần thật sự bình tĩnh và nhìn nhận sâu sắc. Sai đến đâu thì sửa đến đó, không thể đánh đồng rồi đề nghị xóa bỏ BĐDCMHS ở tất cả các trường. Sở dĩ có tình trạng lạm thu là do một số BĐDCMHS nôn nóng muốn con em mình có một môi trường học tập tốt hơn. Vì vậy họ đã đề xuất tạo thêm cơ sở vật chất cho các lớp và nhà trường. Thậm chí có phụ huynh tự đứng lên kêu gọi hoặc gửi thư ngỏ tới các phụ huynh khác trong lớp. Họ nghĩ rằng mới làm thư ngỏ thì không ảnh hưởng gì. Sau khi làm thư ngỏ nhận được ý kiến số đông, họ mới tiến hành làm và báo cáo để nhà trường biết. Tất nhiên đây không phải là số nhiều. Nếu ban đại diện làm sai, nhà trường cũng không thể đứng ngoài sự việc này. “Nói đến lạm thu thì đó là trách nhiệm của nhà trường, không phải trách nhiệm của BĐDCMHS, tức là trách nhiệm của người hiệu trưởng...”, thầy Khoa nhấn mạnh.

Về vấn đề này, cô Đặng Thị Kim Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Tạo, Q.Bình Tân - cũng cho biết: “Hiệu trưởng không thể đứng ngoài cuộc mà là người chịu trách nhiệm chính nếu ở trường xảy ra tình trạng lạm thu. Thường thì vào đầu năm học mới, nhà trường sẽ rà soát, tổng kết những hoạt động của năm trước - những gì làm được và chưa làm được; đồng thời định hướng những hoạt động của năm mới. Những hoạt động đó phải hữu ích và cần thiết đối với HS, không phải để phục vụ giáo viên. Nếu nhận được sự đồng thuận của phụ huynh thì kế hoạch mới được thông qua. Mọi hoạt động đóng góp sẽ phải dựa trên tinh thần tự nguyện...”.

BĐDCMHS phi biết phn bin

Để BĐDCMHS hoạt động hiệu quả và đúng chức năng, theo anh Lê Ngọc Khánh (38 tuổi, ngụ P.13, Q.Bình Thạnh) thì: Việc bầu BĐDCMHS phải kỹ lưỡng, phải chọn những người có trách nhiệm, có tâm huyết, có thời gian và bản lĩnh, không thể chọn bừa. Nhà trường cũng không thể gợi ý, chỉ định ai làm mà phải là sự bầu chọn công khai, minh bạch từ phía phụ huynh.

“BĐDCMHS mà không dám đứng lên từ chối những kế hoạch “kỳ lạ” của nhà trường thì liệu có cần thiết, có cần tồn tại nữa hay không? Do đó việc phản biện của BĐDCMHS là vô cùng quan trọng”, anh Khánh nói.

Anh Lê Ngc Khánh (Q.Bình Thnh) cho rng: “Nếu sa điu l BĐDCMHS thì nên có quy đnh c th rng ban không đưc vn đng sai mc đích, không vn đng vi khon thu quá ln (ví d tng thu không quá 50 triu đng). Tt c nhng khon vn đng đu vì phc v HS, đưc thu chi rõ ràng, minh bch, ph huynh cùng giám sát và qun lý”. 

Chị Nguyễn Thị Vân Anh (47 tuổi, ngụ P.Tam Bình, Q.Thủ Đức) kể: “Con gái tôi năm nay lên lớp 4. Năm trước nhà trường đề ra kế hoạch lắp máy lạnh cho các phòng học, thấy điều đó là cần thiết nên chúng tôi đã ủng hộ đầy đủ. Không hiểu sao năm nay nhà trường lại tiếp tục vận động phụ huynh hỗ trợ lắp máy lạnh. Chúng tôi thắc mắc sao năm học nào cũng lắp máy lạnh thì nhà trường phản hồi do lỗi in sai thư ngỏ và xóa nội dung vận động này”.

Từ thực tế này, chị Vân Anh cho rằng, trong việc quản lý thu chi, hiệu trưởng phải làm đúng Thông tư 55, ban đại diện được phép làm gì và không được phép làm gì; đồng thời không được bày ra những khoản thu “kỳ lạ” sai quy định. Những công trình vận động đóng góp cần phải thiết thực, tiết kiệm, tránh lãng phí. Những công trình đã thực hiện trong năm trước thì năm sau không nên vận động lại để tránh những bức xúc không đáng có của phụ huynh. Vì trên thực tế mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, có những hộ khó khăn không thể nào theo được với những khoản thu “trên trời”...

Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận 11 cho rằng, theo Thông tư 55 (ban hành điều lệ BĐDCMHS) và Thông tư 29 (quy định về tài trợ cho các cơ sở GD thuộc hệ thống GD Quốc dân), thì tất cả những công trình vận động phụ huynh phải trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên trên thực tế, một số cơ sở GD đã chia bình quân mỗi phụ huynh bao nhiêu tiền rồi thu, như vậy là sai.

“Thực tế, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không thể tham gia. Vì vậy mỗi người còn lại góp một ít thì sẽ chia sẻ được với nhau, không nên đánh đồng bổ đều, chia bình quân mỗi phụ huynh phải đóng bao nhiêu. Ví dụ, trong 1 lớp có 40 HS, thì cũng có vài phụ huynh không tham gia đóng góp, số phụ huynh còn lại có nhiều thì đóng góp nhiều, ít thì đóng góp ít. Hoặc trong lớp có một vài phụ huynh có điều kiện hơn muốn làm mạnh thường quân cho cả lớp, nhà trường rất hoan nghênh. Nếu khoản thu chưa đạt so với dự toán, nhà trường sẽ cơ cấu lại; nếu vượt quá dự toán, nhà trường tiếp tục rà soát để đề xuất thực hiện những công trình khác phục vụ cho việc học tập của HS, hoặc tăng những hoạt động trao học bổng khích lệ các em...”, vị hiệu trưởng này nói.

Thương Thương