Thứ bảy, 21/10/2017, 23h29

Trẻ có xu hướng ngày càng chống đối

Tr hành đng luôn theo lý l riêng ca nó. Khi ngưi ln yêu cu thy tr không thc hin, đã cho rng tr ương bưng, khó bo. Thc ra, do ngưi ln dùng “sc mnh” ca bn thân áp đt bt buc tr làm mà không lng nghe tr nói, không hiu đưc mi đa có mt s trưng riêng và tính lây lan tâm lý gia các tr din ra rt nhanh, nên khi có mt vài em phn kháng, lp tc đám đông s hùa vào ng h, bt chp đúng sai.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Mt s nguyên nhân khiến tr chng đi

Trẻ có biểu hiện chống đối thường là đứa trẻ có khả năng chịu đựng kém. Chúng yếu đuối khi đối mặt với cuộc sống, chỉ biết tận hưởng niềm vui và thành công, khó chịu đựng được thất bại, sai lầm hay sự trách móc, khả năng thích ứng với môi trường xung quanh và các mối quan hệ xã hội rất kém.

Cha mẹ quản con quá chặt. Cái gì thái quá cũng bất cập. Trong giáo dục, quản lý con trẻ cũng thế. Cha mẹ quá nghiêm khắc, gò con vào một khuôn mẫu nhất định, ắt hẳn “tức nước” sẽ “vỡ bờ”. Vì khả năng kiềm chế bản thân của trẻ còn yếu, trẻ sẽ phản ứng một cách bột phát. Cùng với sự trưởng thành về nhân cách, ý thức tự lập của trẻ ngày càng thể hiện rõ nét. Nếu cha mẹ không để ý đến những thay đổi này mà vẫn coi con mình là một đứa trẻ ngây thơ, dễ bảo cần phải che chở, quản thúc thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sự hoàn thiện nhân cách của trẻ. Cho nên, có lúc cha mẹ cũng nên thả lỏng con trong chừng mực có thể.

Phương pháp giáo dục con trẻ chưa hợp lý. Không có bậc cha mẹ nào lại không yêu thương con mình, nhưng thực tế, không ít bậc phụ huynh đã lạm dụng phương pháp đòn roi trong giáo dục với suy nghĩ “yêu cho roi cho vọt”. Chính cách giáo dục này đã gieo mầm bạo lực trong suy nghĩ non nớt của trẻ. Chúng còn nhầm tưởng rằng chỉ cần động thủ là có thể giải quyết mọi công việc. Chưa hợp lý trong giáo dục trẻ còn thể hiện ở chỗ, phương pháp của mỗi người thiếu nhất quán, “ông nói gà, bà nói vịt” khiến trẻ bối rối, không biết ai đúng, ai sai, không biết nghe theo ai nên khó hình thành được hệ thống tri thức khoa học. Có những bậc cha mẹ dùng phần thưởng vật chất hoặc nói dối để dỗ dành con. Có thể mục đích trước mắt thì có thể đạt được, nhưng hậu quả về lâu dài không phải cha mẹ nào cũng lường trước được.

Bảo bọc, chiều chuộng con quá mức sẽ tạo ra ngày càng nhiều những kẻ “ăn bám” - khuyết tật cả thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ quá quan tâm, yêu chiều con đến mức, khiến chúng dù lớn về mặt thể xác nhưng thiếu mất khả năng và ý thức tự lập. Có một điều hiển nhiên là một đứa trẻ nếu được nuông chiều quá mức, dường như luôn dễ dàng thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào mà chúng đề ra. Chúng được cha mẹ chăm chút từng ly từng tí đến nỗi mất dần đi khả năng tự chăm sóc bản thân, thiếu mất đi những phẩm chất tâm lý đáng quý cần cù, tự tin, chịu khó, sáng tạo… Đáng lo hơn, nếu quá nuông chiều con có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng giao tiếp xã hội của đứa trẻ sau này, khiến chúng vừa kiêu ngạo, tự cao tự đại, không biết tự trọng. Có bậc cha mẹ còn dùng lời lẽ cầu xin để dạy bảo con, lâu dần khiến trẻ trở thành “bá chủ” trong gia đình, không biết tôn trọng ai.

Bắt con phải gánh ước mơ, kỳ vọng của cha mẹ. Các bậc phụ huynh thường có những kỳ vọng tốt đẹp đối với con mình. Họ hy vọng con sẽ giỏi hơn mình về mọi mặt, mong ước con trở thành nhân tài xuất chúng. Để biến ước mơ này thành hiện thực, không ít bậc cha mẹ đã đưa ra yêu cầu quá nhiều, quản lý con quá chặt chẽ, thực hiện biện pháp giáo dục con nghiêm khắc. Yêu cầu quá cao không phù hợp với khả năng tiếp thu của con chỉ làm thui chột những năng khiếu bẩm sinh của trẻ, không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Kỳ vọng của cha mẹ ngày càng cao thì đứa trẻ càng vất vả, có đứa trẻ cố gắng hết sức để làm hài lòng cha mẹ. Nhưng lâu dần trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bất mãn chính với đấng sinh thành của mình nên cố chấp không chịu theo con đường mà cha mẹ mong đợi.

Những nguyên nhân trên từ phía cha mẹ đã khiến trẻ nảy sinh tâm lý phản kháng hết sức nghiêm trọng, không chịu nói chuyện, hợp tác với cha mẹ, không còn hứng thú học tập, mất cảm giác tự tin đối với bản thân trước xã hội.

Làm mm hóa thái đ chng đi ca tr

Đó là dạy con đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm, đánh trúng tâm lý của trẻ. Để làm được như thế cha mẹ phải đặt mình vào vị thế của trẻ để cảm nhận và chỉ bảo. Tin tưởng con là cơ sở tốt nhất để giáo dục con hiệu quả.

Biết nhìn nhận và phát hiện ra điểm mạnh của con, khích lệ kịp thời để con phát huy và trưởng thành. Cha mẹ cần quan sát cẩn thận, tỉ mỉ và phải kiên nhẫn vì không phải đứa trẻ nào cũng biểu hiện năng khiếu, sở trường của mình một cách rõ ràng. Cha mẹ gương mẫu trong hành động quan trọng hơn giáo dục bằng lời nói. Bởi thực tế, việc làm trực tiếp của cha mẹ có ảnh hưởng mạnh đến trẻ so với lời nói. Làm gương về tính trung thực, phải dũng cảm nhận lỗi trước con cái. Điều này không những không đánh mất sự uy nghiêm của cha mẹ mà còn giúp con cái khâm phục sự công minh của cha mẹ, thể hiện chiều sâu của đấng sinh thành. Từ đó, cho thấy, mỗi khi cha mẹ nói ra những lời giáo dục con hãy cân nhắc rằng mình có hành động đúng như thế không.

Cho con một khoảng không gian tự do để chúng thả hồn trong đó. Nếu cha mẹ tước đi quyền tự do của con cái thì chỉ khiến chúng khiếm khuyết trong nhân cách và khó gặt hái được thành công. Tạo điều kiện cho con được phát triển lành mạnh đúng với những gì vốn có của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một thiên tài, hãy để chúng tự do khám phá và thể hiện. Cha mẹ dù có thương con bao nhiêu cũng không thể sống thay cuộc đời của con. Hãy nói cho trẻ hiểu trên cơ sở hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, sở thích của con. Cha mẹ hãy tôn trọng và cụ thể hóa nội dung câu chuyện giữa mình với con trẻ. Trẻ con rốt cuộc vẫn là trẻ con, trong suy nghĩ của chúng tất cả đều rất đơn giản, chúng không muốn nghe những thuyết giáo hàn lâm, sáo rỗng đầy triết lý, cao siêu. Cha mẹ cần phân tích cụ thể từng vấn đề mà trẻ đang đối mặt trong học tập và cuộc sống. Hãy đáp ứng những gì mà trẻ mong mỏi, nếu không chấp thuận yêu cầu của con hãy lý giải rõ ràng với những lời lẽ thuyết phục, chân thành.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)