Thứ bảy, 26/5/2018, 21h15

Trẻ dễ hiểu nhầm thuốc là kẹo

“Đ xa tm tay tr em” là khuyến cáo ca B Y tế trong hưng dn s dng thuc cho ngưi bnh theo Thông tư s 06/2016/TT-BYT. Tuy nhiên, trong thc tế vn xy ra nhng v tr em ung nhm thuc tây, dn đến tình trng b ng đc, mà nguyên nhân đa phn là do ph huynh bt cn.

Thuc tây cn đưc bo qu nơi an toàn, nhm tránh nguy cơ tr ung nhm gây ng đc

Ung nhm thuc dn đến ng đc

Kết quả của một nghiên cứu do Tổ chức Safe Kids Worldwide công bố mới đây cho thấy, mỗi năm trên thế giới có đến 60 ngàn ca trẻ em cấp cứu vì ngộ độc thuốc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do cha mẹ bất cẩn, để thuốc trong tầm với của trẻ như ở trên bàn, kệ sách… Tình trạng trẻ em uống nhầm thuốc dẫn đến ngộ độc tuy chưa có con số thống kê cụ thể tại Việt Nam, nhưng năm nào bệnh viện nhi đồng cũng tiếp nhận những ca nhập viện liên quan đến vấn đề này.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận hai bệnh nhi là bé Hoàng K.A. và Phan Đ.K. (đều 4 tuổi, ngụ quận 7) bị ngộ độc thuốc khi chơi trò chơi giả làm bác sĩ. Tuy “phân công” một người làm bác sĩ, một người làm bệnh nhân, nhưng sau khi “bác sĩ” khám bệnh cho “bệnh nhân” xong, cả hai đã lấy lọ thuốc điều trị viêm khớp ở trong tủ ra để chia nhau uống (khoảng 5-6 viên). Bác sĩ Nguyễn Đình Qui (Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, loại thuốc hai bệnh nhi uống là Artreil, có thành phần Diacerhein 50mg, chỉ định trong điều trị viêm hoặc thoái hóa khớp. Đây là thuốc chống chỉ định đối với trẻ em dưới 15 tuổi, được khuyến cáo để xa tầm tay trẻ em. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, xuất huyết đường tiêu hóa. Được biết từ lúc uống thuốc đến lúc nhập viện trong khoảng 2 tiếng, các bác sĩ đã nhanh chóng cho các bệnh nhi súc rửa dạ dày, uống than hoạt tính để hấp thụ dược chất ra ngoài.

Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng là nơi tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ uống nhầm thuốc tây bị ngộ độc. Trong đó có trường hợp bệnh nhi L.T.N.Y. (4 tuổi, ngụ Bình Chánh), nhập viện trong tình trạng nôn ói liên tục, toàn thân tím tái… Sau đó bé đã được rửa dạ dày, uống thuốc giải độc, truyền dịch và vượt qua nguy kịch sau hai ngày được điều trị tích cực. Nguyên nhân bé uống nhầm thuốc là do thói quen của cha mẹ em. Mỗi lần em bị bệnh, phụ huynh thường dỗ dành con bằng cách nói thuốc là kẹo ngọt. Hoặc có lần bé bị ho, mẹ đã cho con uống siro ho với lời giải thích “đây là kẹo dạng nước nha con”. Có lẽ nghĩ thuốc là kẹo ngọt như mẹ nói, nên bé đã lấy vỉ paracetamol ra uống khi mẹ vắng nhà. Cũng nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng mạch đập chậm, giảm trường lực cơ, ngất xỉu do uống nhầm thuốc, bé trai M.T (4 tuổi, ngụ Hóc Môn) được xác định là đã uống nhầm thuốc động kinh của anh trai. Nguyên nhân do phụ huynh để thuốc trong tầm tay của trẻ. Tương tự như Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trung bình mỗi tháng tiếp nhận khoảng hơn 20 trường hợp bệnh nhi uống nhầm thuốc hoặc hóa chất, do phụ huynh lơ là trong vấn đề bảo quản thuốc trong gia đình.

Nên đ thuc xa tm tay tr em

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Đình Qui (Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2), những trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nhầm thuốc là lời cảnh báo để phụ huynh quan tâm đến việc bảo quản thuốc trong gia đình một cách cẩn trọng hơn. Để làm được điều này, phụ huynh cần ghi nhớ là phải luôn luôn “để thuốc xa tầm tay trẻ em”. Ngay cả khi trẻ chơi, cũng nên có người lớn hoặc trẻ lớn (trên 12 tuổi) quan sát, nhằm giúp trẻ tránh những nguy cơ và hệ lụy không đáng có. Trong các lứa tuổi có nguy cơ uống nhầm thuốc, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) lưu ý, phụ huynh cần quan tâm nhiều đến trẻ ở độ tuổi đang chập chững biết đi. Vì trẻ ở lứa tuổi này hoạt động rất nhanh nên cũng dễ bị tai nạn. Bên cạnh các tai nạn thường gặp như phỏng, ngạt nước, té ngã, thì uống nhầm thuốc hoặc uống nhầm chất lạ cũng diễn ra rất phổ biến.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc bảo quản thuốc ở nơi an toàn, nhằm tránh nguy cơ trẻ uống nhầm gây ngộ độc thuốc là điều vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Bởi lẽ ngoài tác dụng chữa bệnh, một khi uống nhầm thì thuốc sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho sức khỏe của trẻ, thậm chí nếu không được cấp cứu kịp thời trong trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như khi uống nhầm thuốc giảm đau, hoặc thuốc kháng sinh sẽ làm tổn hại đến hệ thống tạo máu của trẻ. Tương tự, hệ thần kinh của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ uống nhầm thuốc an thần... Trong trường hợp phát hiện trẻ uống nhầm thuốc kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, đau bụng, rối loạn thần kinh cơ, rối loạn tim mạch, tím tái, co giật, khó thở, lừ đừ, hôn mê… phụ huynh cần quan sát loại thuốc và số lượng trẻ đã sử dụng nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các bác sĩ. Tuy nhiên, trước khi đưa con đến bệnh viện, phụ huynh cần thực hiện sơ cứu căn bản bằng cách giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Nếu bé còn tỉnh táo, phụ huynh cần dùng ngón tay kích thích cổ họng giúp bé nôn trớ (tuyệt đối không gây nôn nếu trẻ đang co giật, hôn mê). Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Vũ Phương