Thứ bảy, 7/7/2018, 20h47

Trẻ hư mắt vì chữa bệnh bằng sữa mẹ

Cha bnh mt bng sa m theo kinh nghim dân gian khiến tr b mt th lc, thm chí mù vĩnh vin là tình trng xy ra thưng xuyên, mc dù đã đưc các chuyên gia y tế cnh báo nhiu. Theo khuyến cáo ca các bác sĩ, sa m là ngun dinh dưng giúp tr phát trin v th cht, trí não nhưng hoàn toàn không th cha các bnh v mt như li đn thi.

Chuyên gia khuyến cáo ch nên s dng nưc mui sinh lý, hoc kháng sinh dng nh đ điu tr bnh v mt cho tr

Sai lm khi cha đau mt bng sa m

Trường hợp xảy ra gần đây nhất là vào ngày 31-5, bệnh nhi L.V.K (7 tháng tuổi, ngụ tỉnh Sơn La) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong tình trạng mắt bị phù nề, giác mạc mắt trái bị hoại tử hoàn toàn. Kết quả hội chẩn liên khoa kết luận bệnh nhi không thể ghép giác mạc, buộc phải khoét bỏ mắt và lắp mắt giả. Nguyên nhân khiến tình trạng của bệnh nhi này trở nên quá nặng là do người mẹ nghe theo lời mách của hàng xóm, nên đã nhỏ sữa của mình trực tiếp vào mắt để chữa bệnh đỏ mắt cho con. Sau một tuần tự điều trị bằng phương pháp dân gian, mắt của bệnh nhi bị sưng nề, đến nỗi không mở ra được nên gia đình đã đưa con đến bệnh viện huyện khám. Tiên lượng không tốt về tình trạng của bệnh nhi, bệnh viện huyện lập tức chuyển lên Bệnh viện Mắt Trung ương cấp cứu nhưng đã muộn.

Theo các bác sĩ Khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương), đây không phải là trường hợp duy nhất gặp biến chứng do nhỏ sữa mẹ để chữa đau mắt. Trước đó, vào tháng 11-2017, bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhi Đinh Phương Thảo (16 ngày tuổi) bị thủng giác mạc sau khi được điều trị bằng sữa mẹ. Theo lời kể của mẹ bệnh nhi là chị Đinh Thị Sinh (19 tuổi, xã Mường Bang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), con gái chị khi sinh được 3 ngày tuổi thì mắt có gỉ nhiều bất thường. Nghe hướng dẫn của những người quen tới thăm, Sinh đã nhỏ sữa của mình vào mắt con để chữa bệnh. Sau vài ngày, thấy mắt của con ngày càng sưng to, chảy mủ, Sinh liền đưa con đến cơ sở y tế thăm khám. Sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện huyện, mắt của bệnh nhi bị nổi bong bóng bên trong nên được chuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương cấp cứu. Kết quả thăm khám tại đây cho thấy bé Thảo bị loét và thủng giác mạc hai mắt, lộ nội nhãn hai bên, có nguy cơ bị mù vĩnh viễn. Điều đáng lo là tình trạng tổn thương mắt, mất thị lực do nhỏ sữa mẹ chữa bệnh đang diễn ra rất phổ biến, nên mỗi năm Khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) thường tiếp nhận điều trị cho khoảng 4-5 bệnh nhi và đa phần những trường hợp này đều rất khó điều trị vì tình trạng quá nặng.

Nói không vi phương pháp phn khoa hc

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) lưu ý, sữa mẹ có nhiều kháng thể và chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, lactose, sắt, DHA, lapase, amylase giúp trẻ phát triển thể chất và trí não. Trước đây theo kinh nghiệm dân gian, từng có trường hợp dùng sữa mẹ để chữa bệnh khô mắt do thiếu vitamin A ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong tình hình dinh dưỡng đã được cải thiện như hiện nay, một số người vẫn giữ thói quen sử dụng sữa mẹ để chữa bệnh về mắt cho trẻ, mà không biết rằng sữa mẹ không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn khi được nhỏ trực tiếp vào mắt. Ngược lại, chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ lại là điều kiện tốt cho vi trùng phát triển. Trẻ sơ sinh đau mắt lúc đầu có thể tắt lệ đạo rồi nhiễm thêm vi trùng, cho nên nếu nhỏ sữa mẹ sẽ khiến tình trạng nặng nề thêm nhất là trong môi trường ẩm thấp. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và thị lực cho trẻ, phụ huynh tuyệt đối nên tránh nhỏ sữa mẹ để chữa bệnh về mắt cho con, mà chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý, argyrol, các kháng sinh dạng nhỏ để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, khi thấy các dấu hiệu trở nặng cần đưa trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Đoàn Lê Trang (Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương), trong thực tế có rất nhiều gia đình đã sử dụng sữa mẹ để thay thế cho các loại thuốc, nhằm chữa bệnh mắt cho con, ngoài ra còn sử dụng các loại thuốc dân gian như lá trầu không đắp vào mắt. Hậu quả của việc tự ý điều trị bằng phương pháp chữa bệnh thiếu chứng cứ khoa học, đã khiến nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng không được điều trị kịp thời, gây ảnh hưởng đến thị lực và tính mạng của bệnh nhi. Trong khi cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu nên rất dễ gặp các bệnh về mắt, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm kết mạc cấp do vi khuẩn gây nên. Do đó, phụ huynh cần theo dõi “sức khỏe” của đôi mắt con mình một cách thường xuyên. Nếu phát hiện  các triệu chứng sưng nề, gỉ mắt ra nhiều, mắt đỏ, xuất huyết dưới kết mạc, kèm theo biểu hiện sợ ánh sáng và chảy nước mắt..., phụ huynh cần chủ động làm vệ sinh mắt cho trẻ bằng dung dịch muối clorua natri (Nacl) 0,9%. Trong trường hợp mắt của trẻ không có biến chuyển tích cực hoặc tình trạng ngày càng nặng hơn, thì cần sớm đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bích Vân