Thứ ba, 14/11/2017, 22h53

Trẻ làm quen với tiếng Anh: Bộ GD-ĐT sớm ban hành chương trình khung

Sau 3 năm trin khai thí đim cho tr mm non (MN) làm quen vi tiếng Anh (LQVTA), s tr, s trưng tham gia tăng đáng k. Tuy nhiên, do chưa có chương trình khung ca B GD-ĐT nên các đa phương còn gp nhiu khó khăn trong trin khai thc hin.

Tr MN ti TP.HCM trong 1 tiết làm quen vi tiếng AnhẢnh: N.Tr

Nội dung này được nêu ra tại Hội thảo Đánh giá 3 năm triển khai cho trẻ MN LQVTA, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 14-11 tại TP.HCM.

Tr min núi cũng đã đưc LQVTA

Tính đến năm học 2016-2017, cả nước có 41/63 tỉnh, thành tổ chức cho trẻ LQVTA (tăng 20 tỉnh so với năm học 2013-2014) với 192.149 trẻ tham gia. Không chỉ thực hiện tại các TP lớn mà nhiều tỉnh miền núi như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn... cũng đã thực hiện.

Tại Hà Nội có 232/1.056 trường tổ chức với 26.038 trẻ tham gia. Kết quả là trẻ lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của PH, phù hợp với xu thế phát triển hội nhập. Tại tỉnh Bắc Ninh có 57/166 trường tham gia, tăng 25 trường so với năm học 2015-2016. Khảo sát ý kiến 6.892 PH/57 trường tham gia có 80,6% đánh giá tốt, 16,1% đánh giá khá và 3,3% đánh giá trung bình. Đa số PH mong muốn các trường tiếp tục triển khai...

Riêng TP.HCM có trên 96.000 trẻ tham gia, chiếm 58% tổng số trẻ đến trường. Bà Trương Thị Việt Liên - Trưởng phòng GD MN, Sở GD-ĐT TP.HCM - khẳng định, những trẻ được LQVTA thể hiện sự yêu thích, linh hoạt, có thể phát âm các từ, câu, thuộc một số bài hát và tự tin trong giao tiếp; PH hết sức hoan nghênh.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, dựa trên đăng ký của PH, các trường MN đã liên kết với các trung tâm và sử dụng tài liệu được sở GD-ĐT thẩm định để tổ chức. Mỗi tuần diễn ra 2-3 buổi dưới hình thức ngoại khóa, thời gian từ 30 đến 35 phút. Học phí từ 100 đến 500 ngàn đồng/tháng. Nội dung là những chủ đề gần gũi, phù hợp với chương trình GD MN, thông qua các trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện, phim ảnh, hoạt động nhóm, vui chơi, trải nghiệm giúp trẻ làm quen nhẹ nhàng, hiệu quả. Một số nơi còn lồng ghép vào hoạt động GD phát triển ngôn ngữ.

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GD MN, Bộ GD-ĐT - cho rằng, sau 3 năm thực hiện, kết quả đạt được là trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, tăng khả năng quan sát, tập trung, nghe nói tiếng Anh tốt hơn; cộng đồng xã hội ủng hộ. Việc thí điểm còn góp phần nâng cao năng lực đội ngũ thông qua học tập, trải nghiệm giảng dạy.

GV thiếu và yếu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia GD, những năm đầu đời của trẻ sẽ phát triển mạnh về ngôn ngữ, tư duy. Theo đó, việc trẻ tiếp thu, phát triển ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh sẽ giống như tiếng mẹ đẻ. Đây là nền tảng quan trọng chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở giai đoạn sau và cũng là mục đích Bộ GD-ĐT quyết định cho phép các trường MN thực hiện.

Tuy nhiên, do chưa có chương trình khung nên hầu hết các sở GD-ĐT phải tự xây dựng lộ trình thực hiện, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ GV, tài liệu...

Bà Hà Thị Thanh Thuận - Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - tâm tư: “Thẩm định chương trình giảng dạy là hết sức quan trọng nhưng nhân sự chỉ có 1 đến 2 người, trong khi đó chúng tôi chỉ nắm công tác chỉ đạo chung. Mặt khác ở giai đoạn đầu đời, xây dựng nền tảng cho trẻ phát âm đúng, trang bị thêm kiến thức về tâm sinh lý trẻ, phương pháp dạy trẻ sinh động là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi GV, đặc biệt là GV bản ngữ phải trải qua bồi dưỡng lấy chứng chỉ sư phạm MN nhưng hạn chế của đối tượng này là nói tiếng Việt yếu, khó đạt được chứng chỉ, trong khi đó nhu cầu PH cho trẻ học với người bản ngữ rất lớn”.

Tại Lào Cai, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cho trẻ LQVTA. Nhu cầu học nhiều nhưng số lượng GV ở các trung tâm hạn chế; không ít GV chưa qua đào tạo sư phạm MN nên chưa hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Ngay tại TP.HCM, qua kiểm tra của Sở GD-ĐT TP cho thấy, có nhiều trung tâm ngoại ngữ được các đơn vị trường học hợp đồng giảng dạy nhưng việc quản lý chất lượng không chặt chẽ. Dù xác định đây là hoạt động ngoại khóa, PH lựa chọn trên tinh thần tự nguyện nhưng bà Việt Liên cho rằng vẫn cần có sự quản lý, định hướng chỉ đạo của ngành để các hoạt động giảng dạy có hiệu quả nhất.

Từ thực tế này, các đại biểu kiến nghị Bộ GD-ĐT nhanh chóng có văn bản hướng dẫn về tài liệu, chương trình, thời gian tổ chức. Cần có dự án đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, có cơ chế tuyển dụng, hợp đồng cũng như tập huấn bồi dưỡng năng lực GV. Mặt khác nên đưa hoạt động LQVTA vào chương trình chính khóa nhằm mục đích hỗ trợ cho lĩnh vực phát triển ngôn ngữ...

Nguyn Trinh