Thứ ba, 14/11/2017, 23h00

Tri ân những người thầy “mang quân hàm xanh”

Kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

LTS: Từ xưa đến nay, người làm nghề giáo thường được nhân dân kính trọng, tôn quý. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Nhân Kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/ 20-11-2017), nhiều hoạt động tri ân các thầy, cô đang được diễn ra trên khắp cả nước...

Tri ân những người thầy “mang quân hàm xanh”

Ch tch nưc Trn Đi Quang gp g các thy giáo “mang quân hàm xanh”. Ảnh: CTV

Sáng 13-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc gặp gỡ với 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Nâng bưc tr em nghèo đến trưng

Tại buổi gặp gỡ, các thầy giáo “mang quân hàm xanh” đã chia sẻ những câu chuyện cảm động trong công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Một trong số đó là câu chuyện của Thiếu tá Phạm Công Khanh - Đồn Biên phòng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hơn mười năm gắn bó với người dân huyện vùng cao biên giới này, Thiếu tá Phạm Công Khanh rất hiểu về nỗi khó khăn, vất vả, từ miếng cơm manh áo tới ước ao được học cái chữ của người dân nơi đây. Vì vậy khi được giao nhiệm vụ trực tiếp dạy xóa mù cho người dân xã Bản Vược, anh rất vui và luôn nỗ lực để cái chữ đến gần hơn với mọi người, nhất là trẻ em trong độ tuổi đến trường. Không chỉ đi xóa mù ở xã Bản Vược, anh Khanh còn cùng các chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Xát “nâng bước” 6 HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến trường. Đơn cử như trường hợp em Phạm Phương Anh - từ khi sinh ra đã không có mẹ bên cạnh, bố bị bệnh do ảnh hưởng chất độc da cam. Thương cảm trước hoàn cảnh của em, Đồn Biên phòng Bát Xát và cá nhân anh Khanh đã có những giúp đỡ thiết thực bằng vật chất và tinh thần để em có sức khỏe tốt và được đến trường.

B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh trao tng Bng khen cho các thy giáo “mang quân hàm xanh”. Ảnh: GD
“Mi thy giáo “mang quân hàm xanh” s phát huy nhng kết qu đã đt đưc, tiếp tc có nhng cng hiến cho s nghip trng ngư nhng nơi khó khăn ca T quc. Đây không ch làm công vic “cõng con ch” mà còn góp phn thiết thc đào to ra mt thế h giàu tình yêu đt nưc và đoàn kết đ bo v biên cương T quc”, B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh k vng.

28 năm công tác tại Đồn Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc - Trưởng ban Vận động quần chúng - đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Và hình ảnh những đứa trẻ chạy bộ đến trường dưới cái nắng cháy da cháy thịt ở đây luôn ám ảnh anh. Theo đó anh đã đi xin những chiếc xe đạp cũ và sửa lại tặng cho các em. Đến nay đã có 96 chiếc xe đạp cũ được anh sửa để tặng cho những HS có hoàn cảnh khó khăn. Anh Phúc tâm sự: “Tôi tin những tình cảm mình dành cho HS sẽ tiếp thêm niềm tin, niềm vui để các em đến trường...”.

Ti TP.HCM, trong 3 ngày 14, 15 và 16-11, lãnh đo Thành y, HĐND TP, UBND TP, MTTQVN TP.HCM đã đi thăm các nhà giáo tiêu biu nhân ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11; sáng 16-11, S GD-ĐT TP.HCM long trng t chc L K nim 35 năm Ngày Nhà giáo Vit Nam. Đc bit, sáng 17-11, Thưng trc Thành y - UBND TP s gp g 203 nhà giáo tiêu biu ca ngành GD-ĐT TP. Đó là nhng nhà giáo đã và đang n lc cng hiến ca s nghip nâng cao cht lưng GD-ĐT ca Thành ph mang tên Bác.

Không chỉ đỡ đầu các em HS có hoàn cảnh khó khăn là người Việt Nam, những năm qua, bộ đội biên phòng ở nhiều địa bàn còn nhận chăm sóc, đỡ đầu HS nước bạn Lào, Campuchia. Chia sẻ về nhiệm vụ này, Thiếu tá Nguyễn Vũ Hợp - Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp - cho biết, hiện Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thường Phước đang cưu mang 6 HS có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 1 em là người Campuchia với mức hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng cho tới khi các em tốt nghiệp THPT.

Theo anh Hợp, nếu không có sự hỗ trợ thì khả năng đến trường của các em sẽ rất khó khăn, tỷ lệ bỏ học cũng sẽ tăng cao.

Có thể nói, những việc làm, nghĩa cử của các thầy giáo “mang quân hàm xanh” đã giúp cho những người dân vùng sâu, vùng xa, nhất là trẻ em được “no cái chữ”.

Cm phc nhng ngưi thy “mang quân hàm xanh”

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng, sự nỗ lực của những người thầy “mang quân hàm xanh”. “Sự nghiệp GD-ĐT nói chung, xóa mù chữ, duy trì kết quả phổ cập, học tập cộng đồng nói riêng còn nhiều khó khăn, nhất là với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Vì vậy, sự tham gia tích cực của các đồn biên phòng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ “lấp trũng” cho GD-ĐT”, Bộ trưởng khẳng định...

Thống kê cả nước còn khoảng 50.000 người mù chữ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Việc tiếp cận để giải quyết bài toán xóa mù với những vùng này không phải dễ dàng do khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tập quán của người dân. Một phần nhiệm vụ nặng nề đó đã được bộ đội biên phòng đảm nhiệm và triển khai rất tốt trong thời gian qua. Cụ thể, các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng trong cả nước đã huy động được hàng vạn ngày công để xây dựng trường, lớp; đồng thời tham gia giảng dạy tại các lớp xóa mù chữ, vận động trẻ em trong độ tuổi đi học, vận động hàng chục ngàn HS bỏ học quay lại trường, đặc biệt đã nhận đỡ đầu hàng ngàn HS mồ côi, HS có hoàn cảnh khó khăn để các em được đi học.

Chủ tịch nước gặp mặt các thầy giáo “mang quân hàm xanh”

Chiều 13-11, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gặp mặt đoàn đại biểu cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2017 và các em HS đang được các cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dịp về thăm Thủ đô.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sáng kiến của T.Ư Hội LHTN Việt Nam cùng Bộ GD-ĐT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2017. Chủ tịch nước nêu rõ, đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cổ vũ cho các thầy cô giáo là những cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và đồng thời nâng cao tinh thần học tập của HS vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

“Tôi đánh giá cao những cán bộ chiến sĩ được tuyên dương lần này. Đó là những tấm gương sáng, là minh chứng cho câu nói “tình quân dân như cá với nước”. Các đồng chí không chỉ là người lính bảo vệ biên cương mà còn là người thầy vun trồng cho thế hệ tương lai của đất nước. Việc làm của các đồng chí hết sức cảm động, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các em HS được các đồng chí đỡ đầu sau này sẽ là những người đóng góp cho đất nước và có thể có em sẽ tiếp bước các đồng chí trở thành những chiến sĩ bộ đội biên phòng. Việc làm này nói lên bản chất cao đẹp của bộ đội biên phòng, góp phần nâng cao uy tín của cán bộ chiến sĩ với bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cũng bày tỏ khen ngợi các em HS có hoàn cảnh khó khăn đã cố gắng vươn lên học tập và rèn luyện đạt thành tích cao. Đồng thời, mong các em tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng phấn đấu và nỗ lực để có thành tích ngày càng tốt hơn, tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

M.Trường

 

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới, giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ triển khai hợp tác sâu hơn nữa, trong đó sẽ đẩy mạnh mô hình thầy giáo “quân hàm xanh” tới tất cả các địa bàn có bộ đội biên phòng đứng chân. Đồng thời, để tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia vào hoạt động GD-ĐT, sẽ có những đầu tư bài bản hơn nữa như hỗ trợ về chuyên môn, chương trình, SGK cũng như có chế độ hợp lý cho những thầy giáo “mang quân hàm xanh”.

Dịp này, Bộ GD-ĐT đã tặng Bằng khen cho 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã có thành tích xuất sắc góp phần phát triển GD tại vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Tổ quốc; tặng quà cho 30 HS tiêu biểu nhất đang được các đồn biên phòng, đơn vị công tác của các thầy giáo “mang quân hàm xanh” đỡ đầu để được đến trường.

Đình Bình

Trao giải cuộc thi viết “Tấm gương nhà giáo”

Ngày 14-11, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT và Công đoàn GD Việt Nam đã tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tấm gương nhà giáo Việt Nam 2017”.

Cuộc thi nhằm tôn vinh và tri ân những tấm gương nhà giáo có cống hiến xuất sắc, tiêu biểu cho sự nghiệp GD-ĐT, biểu dương và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong ngành GD-ĐT, khơi dậy những giá trị nhân văn và phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Cuộc thi là hoạt động chào mừng 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn GD Việt Nam lần thứ XV.

Tác phẩm dự thi là những câu chuyện có thật, sinh động về tấm gương thầy giáo, cô giáo gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì HS thân yêu; những gương nhà giáo vượt khó phấn đấu vươn lên, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thi đua “Dạy tốt, học tốt” và “Đổi mới sáng tạo trong dạy học”; về những hy sinh thầm lặng, tấm lòng nhân hậu, nghĩa cử cao đẹp, tài năng, sự cống hiến đặc biệt đối với ngành GD và xã hội.

Cuộc thi được khởi động từ tháng 4-2017, trải qua vòng sơ khảo tại các tỉnh, thành phố, các trường ĐH và các cơ sở GD, từ khoảng 7.000 bài viết, Ban giám khảo đã chọn được 325 bài viết xuất sắc vào vòng chung khảo cấp toàn quốc (trong đó có 294 bài nhà giáo viết về nhà giáo, 28 bài HS viết về nhà giáo).

Kết quả, Ban tổ chức đã trao 2 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 24 giải Tư. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải phụ gồm: 1 giải dành cho người dự thi là khiếm thị và 1 giải dành cho người dự thi nhỏ tuổi nhất.

H.Linh