Thứ năm, 14/12/2017, 11h00

Trời lạnh, người bị hen suyễn "đại kỵ" những thực phẩm gì?

Hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản biểu hiện bằng nhưng cơn ho, thở khó, kèm tiếng ran rít hay đau nặng ngực. Để điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tối đa khả năng tái phát, cần thuốc đúng chỉ định, đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh các dị nguyên… Đồng thời cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý hơn giúp đối phó với bệnh đường hô hấp mãn tính này hiệu quả hơn.

1. Trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn.

Nên chú ý đọc các từ như "kali bisulfit" và "sodium sulfite" trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.

2. Rượu hay bia

Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Trời lạnh, người bị hen suyễn
Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Ảnh minh hoạ: Internet
3. Tôm đông lạnh

Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.

4. Dưa chuột muối

Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.

5. Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn

Loại thực phẩm đóng gói này có thể chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.

6. Mứt anh đào ngâm

Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt  phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.

7. Bất kỳ loại thực phẩm mà bạn dị ứng

Bạn nên cảnh giác cao đối với các loại thực phẩm mà bạn biết đang bị dị ứng và không nên dùng thử. Hiệp hội Bệnh dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma & Immunology) đã công bố các loại thực phẩm gây ra hầu hết các phản ứng dị ứng bao gồm các loại hạt, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, cá, động vật có vỏ và sữa bò.

Những thực phẩm nên ăn
 1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,… được coi là những dưỡng chất có thể tác động đến ác phản ứng viêm trong cơ thể. Nếu bạn tăng cường dùng chúng vào thực đơn hàng ngày sẽ tác động đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy,… Do đó, sẽ rất hữu ích khi dùng chúng, đặc biệt là nên bổ sung 2g vitamin C tự nhiên mỗi ngày.
2. Thực phẩm giàu omega 3: Loại chất béo lành mạnh này được coi là “vũ khí” giúp điều trị và phòng bệnh hen hiệu quả. Bởi chúng được nghiên cứu có khả năng giảm bớt tình trạng viêm đường hô hấp, giúp các triệu chứng hen suyễn được cải thiện dễ dàng hơn. Rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,… được coi là dồi dào hàm lượng omega 3 bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dị ứng với cá thì nên tránh xa nhé!
3. Thực phẩm giàu magie: Có thể tìm thấy magie trong các loại rau xanh, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng), các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ), cà chua, chuối, atiso, ngũ cốc nguyên cám,… Magie có công dụng kháng viêm và giãn cơ trơn nên thật sự tốt cho bạn đấy.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)/ TPO