Thứ ba, 29/11/2016, 10h06

Trước khi dùng tỏi cần đặc biệt chú ý những điều này nếu không muốn hối hận cả đời

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày, đây được coi là "thần dược" của mọi gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng tỏi sai cách sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.

Tỏi có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirine, còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra phần tử tự do gây tổn thương tổ chức khớp - có tác dụng dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào tức bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến các phần tử tự do là những hạt vô cùng nhỏ bé được hình thành trong quá trình oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ... Tuy nhiên, cũng theo nghiên của trường Đại học Hoa Kỳ, nếu bạn sử dụng tỏi sai cách sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.

Dưới đây là những tác dụng phụ của tỏi mà bạn cần tránh.

Nguy cơ ngộ độc

Đây có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể gặp khi ăn uống tỏi. Khi bị ngộ độc tỏi, ngoài dẫn tới những khó chịu trong dạ dày, còn có thể dẫn đến tử vong.

Theo đó, những nguy cơ ngộ độc tỏi thường xuất hiện khi tỏi ngâm dầu để ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ quá lâu trong tủ lạnh.

Gây dị ứng

Cũng như hầu hết với các thực phẩm khác, một số người có thể bị dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi. Nếu bị dị ứng nhẹ, tỏi gây chứng ợ nóng, đầy hơi… Nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể đe dọa đến tính mạng.

Khi nghi ngờ tỏi gây dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc một chuyên gia về dị ứng thực phẩm.

Tác dụng phụ với những thuốc theo toa

Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.

Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS". Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.

Kích ứng da

Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Kích ứng hệ tiêu hóa

Allicin trong tỏi cũng có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây tổn hại đến đường tiêu hóa. Do đó, chỉ nên ăn vừa phải, không nên lạm dụng ăn nhiều tỏi sống và nếu nghi ngờ hệ tiêu hóa bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những người tuyệt đối không được ăn tỏi

Người bị bệnh về mắt

Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

Bệnh nhân viêm gan

Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Người bị bệnh tiêu chảy

Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

Người bị bệnh thận

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Dùng tỏi trị bệnh cho đúng?

Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Tỏi tươi: Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm: Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.

Trịnh Lan (Lược Dịch)/ PNO