Thứ sáu, 8/3/2013, 15h03

Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Sự lựa chọn đúng đắn

Kỳ2: Đầu tư cao nhất vì chất lượng giáo dục

NGƯT.TS Lê Vinh Danh trao bằng tốt nghiệp và khen thưởng cho tân cử nhân tốt nghiệp loại giỏi của trường năm 2012

Đến thời điểm này, phần lớn sinh viên Việt Nam, khi ra trường đều yếu ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Nhưng sinh viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì khác, tất cả sinh viên tốt nghiệp ĐH đã đạt tối thiểu TOEIC 500 điểm…
Sinh viên được tạo điều kiện để học tốt tiếng Anh
Hiện nay, hầu hết các trường ĐH, CĐ trong cả nước chưa thực sự đầu tư đúng mức cho việc giảng dạy môn tiếng Anh cho sinh viên. Điều này phần nào lý giải tại sao trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ thường kém. Sự thật này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xin việc, hiệu quả thực hiện công việc của các em khi đi làm. Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhà trường đã đưa chương trình tiếng Anh nâng cao (TOEIC 500 quốc tế) vào chương trình chính khóa.
“Sinh viên được học với cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn quốc tế. Mỗi tuần các em học tại lớp từ 2-3 buổi, ngoài ra còn có các giờ hoạt động ngoại khóa bắt buộc như Sân chơi tiếng Anh, học nhóm và luyện kỹ năng viết trong Thư viện Tiếng Anh, xem và bình luận phim bằng tiếng Anh, luyện thi TOEIC trong phòng LAB, học và làm bài tập online…”, ThS. Trịnh Minh Huyền, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Để học tốt tiếng Anh, một trong những điều kiện cần và đủ là sĩ số học viên trong một lớp phải ít. Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, mỗi lớp học chỉ có 30sinh viên. Đặc biệt, tỷ lệ số giờ do giáo viên nước ngoài đảm nhiệm từ 30-50% tùy theo cấp độ. Và đương nhiên những giáo viên người nước ngoài giảng dạy tại đây đều đúng chuẩn theo quy định. Điều đáng nói ở đây là từ năm 2011, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thành lập một trung tâm dạy tiếng Anh cho sinh viên: TDT TOEIC Center (http://ttc.tdt.edu.vn). Trung tâm là đối tác vàng đầu tiên của IIG, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam. Nhờ vậy, trung tâm luôn cung cấp được những quyền lợi học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC quốc tế tốt nhất cho sinh viên.
Từ thực tế này mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trong số rất ít trường ĐH công lập trong cả nước có 100% sinh viên đạt trình độ tối thiểu 500 điểm TOEIC quốc tế khi nhận bằng tốt nghiệp.
Không chỉ đối với sinh viên ĐH, sinh viên hệ CĐ của trường khi tốt nghiệp cũng đạt trình độ 400 điểm TOEIC quốc tế.
“Việc đưa TOEIC quốc tế vào chương trình chính khóa của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã giúp sinh viên khắc phục tình trạng ra ngoài học thêm, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, khắc phục việc bỏ lớp do các lý do khách quan như trời mưa, kẹt xe, bận việc đột xuất. Chỉ cần các em đi học đầy đủ, liên tục, chuyên cần thì việc đạt 500 điểm TOEIC quốc tế không phải là vấn đề khó…”, ThS. Trịnh Minh Huyền khẳng định.
Học phí cạnh tranh
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay để có thể đạt được 500 điểm TOEIC quốc tế, trung bình mỗi sinh viên phải mất từ 15 đến 36 triệu đồng (tùy theo trung tâm đào tạo và chương trình, giáo trình, giảng viên). Thậm chí, với những em vì 1.001 lý do mà không thể theo học liên tục, thì số tiền này có thể cao hơn nhiều lần. Đây là một số tiền không nhỏ đối với đại bộ phận sinh viên Việt Nam. Đối với những sinh viên ở các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thì có được đủ số tiền như trên để học là điều không thể.

Thư viện Điện tử Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Song, sinh viên ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì chỉ phải bỏ ra một mức học phí khoảng 6 triệu đồng/6 học kỳ/6 cấp độ. So với mức học phí ở các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn TP.HCM mà những sinh viên các trường ĐH khác phải bỏ ra để đạt được 500 điểm TOEIC thì chỉ bằng 1/3 đến 1/6. Với số tiền khoảng 6 triệu đồng/6 học kỳ, tương đương khoảng 1 triệu đồng/học kỳ thì những sinh viên thuộc các gia đình có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp vẫn có thể đáp ứng được. Như vậy, mọi sinh viên đều có cơ hội đạt trình độ TOEIC quốc tế 500 điểm.
Điều đặc biệt hơn là tuy chương trình tiếng Anh nâng cao (TOEIC 500 điểm) đã được Trường ĐH Tôn Đức Thắng đưa vào chương trình chính khóa, nhưng không phải sinh viên nào cũng phải học đủ 6 học kỳ/6 cấp độ. Bởi: “Nhà trường tổ chức thi xếp lớp đầu vào bằng đề theo chuẩn TOEIC quốc tế. Theo kết quả thi xếp lớp đầu khóa, sinh viên đạt điểm ở cấp độ nào sẽ được miễn học và không phải đóng tiền ở các cấp trước đó. Cụ thể, năm 2012 có 1.924 sinh viên được miễn cấp độ 1; 1.022 sinh viên được miễn cấp độ 1 & 2; 647 sinh viên được miễn cấp độ 1, 2 & 3; 406 sinh viên được miễn cấp độ 1, 2, 3 & 4. Đặc biệt có sinh viên Nguyễn Thanh Tuấn đạt 920 điểm TOEIC, sinh viên Nguyễn Hoàng Thảo Vy đạt 905 điểm TOEIC được miễn học và không phải đóng học phí. Ngoài ra, những sinh viên được giảm 50% học phí để học lại học phần TOEIC không đạt chuẩn đầu ra nếu trong quá trình học trước đây, các em đi học đạt điều kiện chuyên cần theo quy định…”, ThS. Trịnh Minh Huyền cho biết.
Một điều cần phải nói nữa là, từ năm 2011 đến nay, trong khi các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài liên tục tăng học phí thì ở TDT TOEIC Center của Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn giữ nguyên mức học phí cũ.
Không chỉ đối với chương trình tiếng Anh mà học phí ở môn học khác cũng vậy, không tăng từ năm 2011 đến nay. Và năm 2013 cũng sẽ không tăng. ThS. Trịnh Minh Huyền cho biết: “Học phí khóa 17 ĐH và khóa 9 CĐ (năm 2013) của trường tính theo tín chỉ. Tùy thuộc vào số lượng tín chỉ sinh viên đăng ký từng học kỳ, trung bình khoảng 13-16 tín chỉ/học kỳ. Mức học phí cụ thể được hướng dẫn trên website TUYENSINH của trường”.
Tất cả các sinh viên diện chính sách của trường đều được hưởng chế độ miễn giảm học phí theo nghị định 49/NĐCP dành cho trường công lập.
Ngoài ra, nhà trường cũng có chính sách miễn giảm học phí riêng. Cụ thể là giảm 20.000 đồng/tín chỉ (các môn chung và chuyên ngành cả lý thuyết lẫn thực hành) cho sinh viên học các ngành điện - điện tử, toán ứng dụng, xã hội học, quan hệ lao động, kỹ thuật hóa học, cấp thoát nước, thống kê.
Ngoài TOEIC 500, từ năm 2011, chuẩn đầu ra đã được áp dụng hoàn chỉnh tại trường. Sinh viên được đo lường kỹ năng đầu ra tin học theo chuẩn MOS (Microsoft Office Specialist) của Microsoft; kỹ năng giải quyết công việc cụ thể từ sự phân công của người sử dụng lao động theo chuẩn kỹ năng thực hành chuyên môn... Ngoài ra, từ khóa nhập học năm 2012 về sau, 100% sinh viên, học sinh ra trường đều phải biết bơi cự ly 25m. Đây là kỹ năng mềm bắt buộc của chương trình giáo dục thể chất - quốc phòng với mục đích giúp sinh viên duy trì mạng sống của mình, có khả năng cứu hộ người khác một khi có rủi ro xảy ra trong điều kiện địa phương nhiều sông nước như miền Nam, và đất nước có bờ biển dài, nhiều hải đảo như nước ta.
Bài, ảnh: Kim Anh