Thứ năm, 19/4/2018, 23h25

Trường né “bữa ăn học đường” vì ngại đổi mới

Trong s 274 trưng tiu hc có bếp ăn bán trú nhưng mi ch có 43% trưng áp dng toàn phn b thc đơn “ba ăn hc đưng”, 11% trưng áp dng t mt đến hai ngày trong tun, đc bit có đến 25% trưng hoàn toàn chưa áp dng...

Bữa ăn trưa của HS bán trú Trường Tiểu học Trưng Trắc (Q.11) - Đây là một trong nhng trưng áp dng thc đơn “ba ăn hc đưng”. Ảnh: N.Trinh

Thông tin này được cung cấp tại buổi họp đánh giá kết quả triển khai Dự án “bữa ăn học đường” do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 18-4.

Theo Sở GD-ĐT, kết quả triển khai chưa đồng đều xuất phát từ việc ngại đổi mới từ các trường. Bởi thực đơn mới khá nhiều món so với thực đơn trước kia và nhiều trường đặt suất ăn công nghiệp nên không áp dụng. Ngay công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho HS, phụ huynh về lợi ích dinh dưỡng học đường thông qua áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức” cũng chưa được các trường quan tâm sâu sắc. Chỉ có 26% số trường sử dụng áp phích tuyên truyền trong trường, 40% áp dụng tại lớp. Nội dung tuyên truyền thể hiện trên áp phích hết sức quan trọng, tuy nhiên một số trường còn cắt bớt.

Kết quả khảo sát cho thấy, HS không quen với khẩu phần ăn của bộ thực đơn mới dẫn đến bỏ ăn, phụ huynh thấy vậy nên không đồng tình. Ngoài ra, bếp ăn chưa đảm bảo, nhân sự cấp dưỡng thiếu, chưa quen với triển khai phần mềm bộ thực đơn... đã gây khó khăn cho các trường trong quá trình thực hiện.

Tại Q.Tân Bình, 100% trường có bếp ăn bán trú đã áp dụng bộ thực đơn. Bà Phạm Thị Thùy - chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình - cho rằng, bộ thực đơn cần điều chỉnh để phù hợp với khẩu phần ăn của HS. Đa số các em ăn trưa và ăn xế nhưng phần mềm bộ thực đơn mới chỉ áp dụng cho bữa trưa. Mặt khác, món tráng miệng trong bữa trưa chủ yếu là trái cây, còn trước kia có cả các món bánh. Thông thường cứ thứ sáu, nhà trường sẽ thay đổi các món ăn bằng bún hoặc phở... để tạo cảm giác ngon miệng cho HS nhưng thực đơn mới áp dụng cho liên tiếp 5 ngày trong tuần khiến các trường không thay đổi được.

ThS. Đoàn Thị Phương Lan - Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM - cũng chia sẻ, nguyên nhân chưa triển khai được toàn diện bộ thực đơn vì việc triển khai xuống các trường chưa thực sự đồng đều. Nhiều trường tiểu học tự nấu ăn, chưa mạnh dạn áp dụng thực đơn vào thiết kế món ăn cho HS.

Dự án bữa ăn học đường được triển khai tại TP.HCM từ năm 2012, thông qua phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú. Mỗi trường tiểu học bán trú có thể đăng ký một tài khoản để sử dụng miễn phí phần mềm với đầy đủ chức năng. Theo đó, phần mềm cung cấp cho nhà trường 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, phù hợp với từng vùng miền.

Bà Bùi Thị Diễm Thu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết, kết quả thực hiện bộ thực đơn đã thể hiện vấn đề dinh dưỡng học đường chưa thực sự được coi trọng. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em béo phì tại TP.HCM cao nhất so với cả nước và mỗi năm đang có dấu hiệu gia tăng, ngay từ bậc mầm non. Nguyên nhân do thói quen ăn uống của HS và nhận thức của phụ huynh trong việc cung cấp thức ăn cho trẻ chưa đúng mực. Nhằm ngăn chặn tình trạng béo phì cũng như cân bằng dinh dưỡng, trách nhiệm mỗi trường học cần tư vấn và cung cấp các khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ. Phòng GD-ĐT các quận, huyện cần chỉ đạo tất cả các trường có bếp ăn bán trú phải triển khai dự án trong năm 2018-2019. Mặc dù còn những khó khăn nhất định nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường thì sẽ thực hiện được. Đối với các trường đang đặt suất ăn công nghiệp phải phối hợp với đơn vị cung cấp thực hiện bộ thực đơn theo quy định...

Nguyn Trinh