Thứ năm, 5/10/2017, 21h40

Trưởng thành từ những ngày... bới rác

“Trên đưng t trưng v nhà, nhìn thy ve chai em vn nht đ mang v cho m. Em nghĩ vic đó không có gì đáng xu h, đó là công vic chân chính, va đp cnh quan va có thêm thu nhp. Cũng nh ngh này, m đã nuôi em khôn ln, cho em hành trang vào đi”.

Đối với Duy, những ngày theo mẹ bới rác là hành trang vào đời. Ảnh: T.Thương

Đó là những chia sẻ đầy xúc động của nam sinh viên Nguyễn Hùng Duy (ngụ phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM) sau hơn 1 tháng nhập học tại Trường ĐH Hoa Sen, theo diện học bổng toàn phần. Suốt nhiều năm nay, Duy vẫn được bạn bè, thầy cô gọi với biệt danh rất đặc biệt - “cậu bé bới rác”.

Lp 1 đã giúp mm ve chai

Một ngày đầu tháng 10, con đường vào dãy phòng trọ nghèo nơi hai mẹ con Duy tá túc vẫn bình lặng, yên ắng như mọi ngày. Hơn 4 giờ chiều, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (54 tuổi, mẹ của Duy) không ngừng tất bật với công việc quen thuộc là phân loại những chiếc chai nhựa, thùng cát tông... Trong không gian của căn phòng trọ chật chội chưa đầy 16m2, ngổn ngang những bao tải ve chai lớn, bà Hà gầy ốm, mồ hôi lấm tấm trên gương mặt. Bà cho hay: “Bình thường giờ này tui đã đạp xe ra đường để lượm ve chai rồi vòng về trường đón con vì hai mẹ con chỉ có độc nhất chiếc xe đạp. Hơn tháng trước, may mắn có nhà hảo tâm cho cháu chiếc xe đạp mới, tui cũng đỡ vất vả hơn. Lúc nãy có người ở phường bên cạnh gọi điện bảo là cho tui một ít phế liệu, nhưng hơn 5 giờ họ mới đi làm về. Tranh thủ trong lúc chờ tới giờ, tui phân loại để tối dành thời gian cho việc khác”.

Bà Hà kể: “Tui sinh ra đã là trẻ mồ côi, chưa một lần biết đến hơi ấm của người thân ruột thịt. Khoảng 5 tuổi, tui được một người đàn ông nhận về làm con nuôi. Gia đình đông con, lại không khấm khá nên cũng như những anh chị, từ nhỏ tui không được tới trường, thay vào đó lao vào mưu sinh từ chăm trẻ, làm giúp việc, bán vé số…”. Hơn 30 tuổi, bà gặp gỡ rồi đem lòng yêu một người đàn ông. Khi bà biết tin đang mang thai cũng là lúc người kia bỏ đi theo tình mới, từ chối mọi trách nhiệm. Một mình bà tự sinh nở rồi ôm con chuyển ra ngoài thuê nhà trọ sống. Không người thân họ hàng, mình bà nhọc nhằn, gồng gánh mưu sinh để nuôi con khôn lớn đến tận bây giờ.

Sinh ra trong cảnh nghèo, từ nhỏ Duy đã ý thức được hoàn cảnh, một buổi đến trường buổi còn lại theo mẹ đi lượm ve chai. Người mẹ rưng rưng nói tiếp: “Từ hồi lên lớp 1, Duy đã ý thức được việc giúp đỡ mẹ. Ở trường, cứ thấy chai nhựa hay giấy vụn là nó gom lại đưa về cho tui. Có khi đến trường đón con, tui thấy nó khóc, hỏi mới biết là các bạn thấy nó lượm ve chai nên trêu chọc, đá hất tung túi đồ… Nhiều khi hỏi nó có mặc cảm hay tự ti khi làm vậy không? Nó mới trả lời là không. Tui biết nó thương tui nên mới làm vậy chứ thực tâm chắc nó cũng buồn”.

C gng hc gii đ m bt kh

Hơn 12 năm liền, không ngày nào Duy ngừng việc nhặt ve chai giúp đỡ mẹ dù là ở trường hay trên đường đi học về. Tuy thế, cũng từng đó thời gian Duy giữ vững thành tích học sinh giỏi. Không những thế, Duy còn xuất sắc đoạt nhiều huy chương trong các cuộc thi toán học, hóa học.

Năm 2015, Duy đoạt giải thưởng Credit hóa học Hoàng gia Úc, là học sinh giỏi toán và tiếng Anh “có tiếng” ở trường. Năm 2016, Duy tiếp tục mang vinh dự về cho Trường THPT Gia Định và gia đình khi đoạt huy chương đồng toán học Olympic 30-4. Bà Hà nghẹn ngào nhớ lại: “Vì nhà nghèo, chưa bao giờ nó xin tui cho đi học thêm. Ấy thế mà nó luôn cố gắng học, hôm tui nhận được thông báo nó đoạt giải, tui không kìm được nước mắt vì hãnh diện có một đứa con ngoan, hiếu thảo…”.

Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Duy đạt 27,7 điểm khối A01 (môn toán: 9,6 điểm; lý: 8,5 điểm; tiếng Anh: 9,6 điểm). Ngày nhận giấy báo điểm của con, bà Hà tràn nước mắt vì ước mơ vào ĐH của con đã được thực hiện. Người mẹ lại mừng mừng tủi tủi vì ăn còn chưa ngon, ở chưa ổn thì lấy tiền đâu cho con học. “May có Trường ĐH Hoa Sen khi biết hoàn cảnh của cháu nên đã tìm đến nhà trao cho cháu học bổng, tui mới đỡ lo được phần nào”.

Gần 5 giờ, chiều tà buông xuống ven sông Sài Gòn, đẹp dịu dàng như tranh, Duy dựng chiếc xe đạp vào cạnh tường mỉm cười tươi rói. Cậu học trò từng gắn liền với biệt danh “bới rác” nay đã là chàng trai sinh viên năm nhất đầy lạc quan khi nhìn về tương lai: “Hơn 1 tháng nay vì phải tập trung vào việc học nên em gần như không còn thời gian giúp mẹ mưu sinh, nhưng chỉ cần trên đường từ trường về nhà, thấy có ve chai là em vẫn nhặt để mang về cho mẹ”.

Duy mỉm cười nói thêm: “Em nghĩ việc đó không có gì đáng xấu hổ, đó là công việc chân chính, vừa đẹp cảnh quan vừa có thêm thu nhập. Cũng nhờ nghề này, mẹ đã nuôi em khôn lớn, cho em được học hành… Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ sự vất vả của mẹ, hy vọng tương lai mẹ sẽ đỡ khổ hơn”.

Thương Thương