Thứ năm, 14/6/2018, 20h06

Truyền hình thực tế cho trẻ em: Bao giờ bớt thương mại hóa?

Mc dù truyn hình thc tế cho tr em đã đưc báo đng v mc đ cht lưng ln sng nhưng các chương trình này vn không ngng “n” ra. Đc bit, vào dp hè, vn đ này li ni cm hơn bao gi hết.

Mt tiết mc trong gameshow “Tuyt đnh song ca nhí 2018”. Ảnh: P.H

Ngày càng “n ni”

Ngoài các chương trình truyền hình thực tế cho người lớn, có thể kể đến các chương trình cho thiếu nhi như “Giọng hát Việt nhí”, “Thần tượng âm nhạc nhí”, “Thử tài siêu nhí”, “Bước nhảy hoàn vũ nhí”, “Gương mặt thân quen nhí”, “Người hùng tí hon”, “Vua đầu bếp nhí”, “Con biết tuốt”, “Bố ơi, mình đi đâu thế?”, “Cha con hợp sức”, “Siêu nhí tranh tài”… Bên cạnh đó, trong một số sân chơi khác như “Tìm kiếm tài năng Việt”, “Thách thức danh hài”… cũng có không ít trẻ em tham gia trong vai trò thí sinh. Đa phần các chương trình đều xoay quanh những cuộc tranh tài về năng khiếu múa, hát, nhảy, diễn kịch... cho các em dưới danh nghĩa tìm kiếm tài năng.

Sau một mùa giải 2017, “Tuyệt đỉnh song ca nhí 2018” đã trở lại, thu hút sự tham gia của nhiều tài năng nhí. Với tính chất của một gameshow dành cho thiếu nhi, chương trình không khỏi vấp phải những ý kiến, tranh luận trái chiều từ phía công chúng. Điều đáng nói là hầu hết những chương trình truyền hình thực tế cho thiếu nhi hiện nay lại không nghiêng về tính giáo dục, mà chủ yếu là giải trí, khai thác các khả năng của trẻ em cho những mục đích thương mại của nhà sản xuất. Vì vậy, vài năm qua, sân chơi truyền hình thực tế, gameshow nhí vẫn là vấn đề thu hút nhiều luồng nhận định trái chiều của công chúng về tác động của những chương trình này đến với thiếu nhi.

Có thể thấy, hầu như chương trình truyền hình thực tế dành cho người lớn nào nếu thành công thì sau đó cũng sẽ lập tức xuất hiện một phiên bản dành cho trẻ em. Bắt đầu từ chương trình “Giọng hát Việt” mùa đầu tiên dành cho người lớn thành công vang dội. Phiên bản nhí của chương trình được xây dựng sau đó cũng giành được sự quan tâm không kém của khán giả. Ở không ít chương trình, cuộc sống tâm lý và cả cuộc sống riêng tư của những đứa trẻ bị khai thác triệt để cho mục đích kiếm tiền của nhà sản xuất.

Cân bng gia lưng và cht

Trong sự nở rộ của các chương trình gameshow dành cho trẻ em hiện nay không thể không đề cập đến nguyên nhân xuất phát một phần từ phụ huynh. Chính sự khao khát mong muốn con mình nổi tiếng sớm, kiếm tiền sớm đã đẩy một số bậc phụ huynh bất chấp tất cả để chạy theo guồng quay của các chương trình truyền hình thực tế này.

Không thể phủ nhận rằng có những cuộc thi lành mạnh, có tiêu chí rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng trẻ em, giúp các em tự tin hơn khi xuất hiện trước đông khán giả, được các chuyên gia huấn luyện cho những kiến thức bổ ích để theo đuổi niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, với một số chương trình, các bé khi đã tham gia vào một cuộc chơi là vô tình trở thành cỗ máy kiếm tiền cho nhà sản xuất. Những gì có lợi về mặt thương mại được khai thác nhưng các yếu tố liên quan đến tính giáo dục lại không được đề cao.

Hin nay, gameshow “nhí” không ch là cuc đua ca riêng các nhà sn xut, mà còn là cuc chiến cam go, nhiu th thách khc lit đi vi nhng thí sinh “nhí” tham gia chương trình. Cân bng gia lưng và cht ca các chương trình này là vn đ cp bách hin nay đ sân chơi cho tr em trên sóng truyn hình bt “lon”.

Vấn đề cân bằng về lượng và chất giữa các chương trình truyền hình thực tế, gameshow cho thiếu nhi hiện nay vẫn còn là bài toán chưa có lời giải. Theo dõi các chương trình dành cho thiếu nhi trên sóng truyền hình hiện nay, khán giả có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các chương trình mang yếu tố giáo dục thường bị xếp vào những khung giờ xấu, không thực sự thuận lợi để các em nhỏ có cơ hội theo dõi. Trong khi đó, sóng giờ vàng của các chương trình truyền hình thực tế, gameshow thường được dồn cho những chương trình giải trí cao, vì có khả năng thu hút quảng cáo.

Mới đây, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm và thời lượng dành cho trẻ em, đồng thời cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm. Trong đó, các nội dung rất được quan tâm là hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn; giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng; tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em... Về thời lượng và khung giờ phát sóng, đặc biệt với các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức, cần ưu tiên khung giờ từ 6 - 7 giờ 30, từ 12 - 13 giờ 30 hoặc từ 17 giờ 30 - 19 giờ; các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi... ưu tiên khung giờ từ 18 - 21 giờ.

Hiện nay, gameshow “nhí” không chỉ là cuộc đua của riêng các nhà sản xuất, mà còn là cuộc chiến cam go, nhiều thử thách khốc liệt đối với những thí sinh “nhí” tham gia chương trình. Cân bằng giữa lượng và chất của các chương trình này là vấn đề cấp bách hiện nay để sân chơi cho trẻ em trên sóng truyền hình bớt “loạn”.

Thc Quyên