Thứ năm, 8/3/2018, 22h01

Truyện tranh nhiều sạn “đầu độc” tâm hồn trẻ: Các NXB đừng bỏ quên trách nhiệm!

Hu hết ý kiến ca các ging viên, giáo viên, ph huynh và c các em HS đu rt đng tình vi ni dung phn ánh ca bài viết “Truyn tranh nhiu sn “đu đc” tâm hn tr”. Và h mong mun các nhà xut bn (NXB) hãy quan tâm và có trách nhim khi xut bn nhng n phm truyn tranh ra th trưng.

Ph huynh giúp con chn sách ti mt nhà sách  TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM: “Vic đnh hưng đc sách cho HS đang din ra chưa đng b

Một số biên tập viên ở các NXB thiếu cẩn thận khiến nhiều sách cho trẻ em còn “rơi rớt” những chi tiết không phù hợp. Một số nhà sách kém uy tín khác thì cố tình để lưu hành những loại sách “nhạy cảm” mà không có bất cứ khuyến cáo nào cho phụ huynh hay HS từ trang bìa. Hầu hết trẻ kéo dài tới cả hết cấp 3 đều thích truyện tranh vì ít chữ, tình tiết hấp dẫn hoặc vui nhộn, hình ảnh minh họa dễ hiểu. Nắm được tâm lý này, nhiều NXB đã phát hành nhiều quyển truyện tranh có tính kích thích sự tò mò của trẻ, bao gồm cả tò mò về tình dục. Do là truyện hư cấu nên các chi tiết về tình dục này không có tính khoa học. Ngoài việc khiến HS thích thú thì truyện tranh đó không thể cung cấp kiến thức về tình dục cho HS được. Có khi HS nhận được những hiểu biết sai lệch hoàn toàn. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Việc hiểu sai rất nguy hiểm vì trẻ có thể không biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân.

Việc định hướng đọc sách cho HS đang diễn ra chưa đồng bộ. Nhiều trường đã có tủ sách khuyến đọc từng lớp, có giờ đọc sách nhưng một số giáo viên vẫn lúng túng trong việc khuyến khích HS đọc sách lành mạnh và hiệu quả. Nhiều trường cho rằng việc đọc sách làm trẻ xao nhãng việc học nên họ phản đối việc đưa tủ sách về lớp hay cho trẻ mượn về nhà. Tất cả cũng tương tự trong gia đình. Cha mẹ không biết cách và cũng hời hợt trong việc chọn sách cho con. Để tránh việc mua nhầm sách không tốt, phụ huynh và nhà trường phải đọc qua sách rồi mới mua. Lựa chọn các NXB uy tín cũng hạn chế rủi ro. Cha mẹ và thầy cô có thể giới thiệu sách hay, tổ chức các hoạt động thi đua, chuyên đề, văn hóa, văn nghệ... đi kèm sách để khuyến khích HS đọc đa dạng sách chứ không chỉ đọc truyện tranh.

Thầy Nguyễn Thanh Huy, giáo viên văn Trường Phổ thông liên cấp Vinschool: “Truyn tranh cn có s kim duyt k

Truyện tranh không có sự kiểm duyệt kỹ, đặc biệt là các truyện tranh có nội dung bạo lực, đồi trụy sẽ ảnh hưởng đến độc giả nhí. Ở lứa tuổi các em dễ bị ảnh hưởng về tâm lý. Nếu đọc thì dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc trong các em, dẫn đến việc các em dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.

Và cũng từ những truyện tranh có nội dung bạo lực, nhạy cảm sẽ có ảnh hưởng lâu dài, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những thể loại khác có nội dung bạo lực, đồi trụy như vậy. Từ đó, có những ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến đời sống tâm lý của các em, làm các em thích bạo lực hơn, thiếu đi những cách giải quyết phù hợp.

Đồng hành cùng vai trò kiểm duyệt của NXB, nhà trường, gia đình cũng cần có những động thái nhất định đối với những truyện tranh mà các em sẽ đọc, tiếp thu. Nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo dạy văn cần gợi mở, định hướng các em đến những tác phẩm phù hợp với độ tuổi của các em. Đồng thời, giáo viên cần giới thiệu những tác phẩm ngoài truyện tranh để các em có thêm sự đa dạng về văn hóa đọc. Với gia đình, ba mẹ nên đọc lướt qua những cuốn truyện tranh khi các con mua về, hoặc ba mẹ có thể lựa và mua thay cho các con.

Chị Trần Hoàng Anh, phụ huynh: “Mong các NXB đng b quên trách nhim…”

Ưu điểm lớn nhất của truyện tranh là có phương thức truyền cảm độc đáo, kết hợp hài hòa giữa ngôn từ và hình vẽ nên dễ thu hút con trẻ. Thế nhưng, vì mải mê chạy theo thị hiếu, không ít đơn vị xuất bản đã tung ra hàng loạt những tác phẩm được biên tập, biên dịch quá dễ dãi. Nội dung chỉ xoay quanh những câu chuyện tình cảm của tuổi mới lớn hoặc mang nặng tính bạo lực và nhạy cảm. Tôi đã từng thờ ơ với việc con em mình đọc gì, xem gì nhưng từ khi biết thông tin truyện tranh có nội dung nhạy cảm vẫn được bày bán tại các nhà sách, tôi tá hỏa và nghĩ rằng mình sẽ không thể thờ ơ được nữa. Liên tiếp những cuốn truyện tranh bị dư luận phản ứng thời gian qua vì sử dụng hình ảnh, nội dung không phù hợp với các em thiếu nhi. Tôi mong các NXB đừng bỏ quên trách nhiệm chân chính là mang đến cho lứa tuổi thanh thiếu niên những bộ truyện tranh bổ ích, giàu tính giáo dục và nhân văn.

Em Hoàng Văn Kha, HS Trường THCS Trần Phú, Q.10: “Nói không  vi truyn tranh không lành mnh”

Em đọc những bộ truyện tranh của anh chị mình từng đọc ngày trước như “Doraemon”, “Conan”, “Bảy viên ngọc rồng”... thì thấy rất thích thú. Đọc những bộ truyện tranh hiện nay, chất lượng truyện tranh không còn như xưa. Một lần, vì hiếu kỳ, em mượn truyện tranh của bạn về đọc, em bị mẹ “bắt quả tang” khi biết truyện tranh đó không lành mạnh. Từ đó, với bất kì quyển truyện nào của em cũng được mẹ giám sát về mặt nội dung.

Yên Hà (ghi)