Thứ ba, 6/3/2018, 22h23

Truyện tranh nhiều sạn “đầu độc” tâm hồn trẻ

Truyn tranh là món ăn tinh thn không th thiếu ca tr em. Tuy nhiên, mt s truyn tranh hin nay li “đu đc” tâm hn tr bng nhng ni dung không phù hp.

Độc giả nhí tìm mua truyện tranh tại một nhà sách ở TP.HCM

Nhiu “sn” gây sc

Viết sách cho thiếu nhi phải lay động được cảm xúc, trái tim và khơi dậy được trí tưởng tượng, niềm ham thích tìm tòi, khám phá của các em. Truyện tranh cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, một số tác phẩm truyện tranh hiện nay lại làm người lớn “hết hồn” khi còn quá nhiều sạn.

Vừa qua, tập truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” (thuộc tập 6 bộ “Thần thoại Hy Lạp”) có nhiều nội dung “người lớn” và hình ảnh nhạy cảm, không hợp với độc giả nhí đã được nhiều phụ huynh phát hiện.

Điều đáng nói hơn là từng bị phản ánh cách đây 2 năm thế nhưng hiện nay, bộ truyện tranh “Thần thoại Hy Lạp” với nhiều hình ảnh và ngôn từ phản cảm vẫn đang được bày bán công khai. Lật giở từng trang truyện, độc giả không khỏi ngạc nhiên với những hình ảnh minh họa cho các nhân vật trong truyện dành cho độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hình ảnh hở hang xuất hiện nhiều lần. Không ít những câu văn dung tục như “Để duy trì nòi giống, các nữ chiến binh này chỉ ân ái một đêm với các chàng trai ở vương quốc khác”… Trong các nội dung của tập sách được độc giả phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội có cả tình một đêm, hình khỏa thân...

Đây không phải là lần đầu tiên truyện tranh ở Việt Nam bị các bậc phụ huynh phản ứng vì mang nội dung “người lớn”. Cuốn “Truyện cổ tích Việt Nam” của một nhà xuất bản (NXB)  địa phương cũng có những câu hội thoại giữa các nhân vật hết sức dung tục...

Kể từ tháng 10-2017, theo quy định của Cục Xuất bản - In - Phát hành, tất cả các sách đều phải có giới hạn độ tuổi ghi ở bìa 4 của sách. Tuy nhiên, một số tác phẩm lưu hành trên thị trường sách vẫn làm không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng khi truyện tranh này xuất hiện các hình ảnh bạo lực, hình ảnh nhạy cảm, không hề phù hợp với trẻ em. Nhiều tác phẩm được mua bản quyền từ nước ngoài nhưng khi về đến Việt Nam, những dòng tranh này được dịch ra tiếng Việt một cách “vô tư”, hình ảnh minh họa “nhạy cảm”.

Cn s kim duyt cht ch

Tại Nhật Bản - xứ sở của truyện tranh, chính quyền thành phố Tokyo đã ban hành quy định hạn chế bán các truyện tranh truyền thống có những hình minh họa tội phạm tình dục. Nhiều truyện tranh Nhật Bản mô tả trẻ em và những đối tượng khiêu dâm khác có những hành vi cưỡng đoạt, loạn luân và nhiều tội ác tình dục khác. Các ấn phẩm này thường được bày ở các nơi công cộng như trên tàu hỏa và quán cà phê. Trước tình hình này, Thị trưởng thành phố Tokyo, đã ban hành quy định cấm người dưới 18 tuổi không được mua hay thuê các ấn phẩm mô tả những hành vi tình dục.

Sau vụ “lùm xùm” của tập truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn”, Cục Xuất bản - In - Phát hành đã ra công văn khuyến nghị NXB Kim Đồng cần điều chỉnh nội dung, hình ảnh cho phù hợp với nhu cầu người đọc và phải dán nhãn giới hạn độ tuổi độc giả ở bìa 1 cho người mua dễ nhận biết.

Viết sách cho thiếu nhi phi lay đng đưc cm xúc, trái tim và khơi dy đưc trí tưng tưng, nim ham thích tìm tòi, khám phá ca các em. Truyn tranh cũng không ngoi l. Thế nhưng, mt s tác phm truyn tranh hin nay li làm ngưi ln “hết hn” khi còn quá nhiu sn.

Lâu nay, nhiều người vẫn có suy nghĩ truyện tranh là dành cho trẻ em. Thế nhưng, vài thập niên gần đây, những cuốn truyện tranh dành cho người lớn đã xuất hiện nhiều, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây. Những tác phẩm ấy vẫn có thể tràn vào thị trường truyện tranh Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Thế nên, một số truyện tranh xuất bản chui, dịch lậu từ nước ngoài, được học sinh chuyền tay đọc, cũng có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tâm lý của trẻ em là càng cấm càng tò mò, những cuốn sách cấm lại là những cuốn được tìm kiếm nhiều.

Trong khi các NXB có thể bị xử phạt nếu đặt quy định về giới hạn độ tuổi không đúng, không phù hợp với nội dung thực tế của truyện, thì quy định chế tài các nhà sách bán truyện tranh có nội dung “nhạy cảm” cho thiếu nhi vẫn chưa có hoặc còn khá lỏng lẻo. Dạo một vòng quanh các nhà sách lớn, khu vực đặt truyện tranh cho thiếu nhi và thanh thiếu niên hay người lớn dường như chưa có sự phân định rõ ràng. Do đó, việc độc giả nhí có thể xem tại chỗ hoặc mua bất kỳ cuốn truyện tranh nào mà các em muốn là điều không quá khó khăn.

Với cách làm thiếu sự triệt để như hiện nay, không ít phụ huynh sẽ còn lo lắng trước những ấn phẩm có nội dung “người lớn” rình rập con trẻ từng ngày. Bởi, không phải phụ huynh nào khi mua sách cho con cũng biết mà chú ý lật kỹ để xem tham khảo độ tuổi trước khi mua.

Bài, nh: Yên Hà