Thứ bảy, 14/4/2018, 21h19

Từ quê nghèo đến đấu trường châu Á

“Đưc chn vào đi tuyn quc gia d thi Olympic tin hc châu Á - Thái Bình Dương 2018, em rt bt ng và hnh phúc. Em s c gng hết sc mình đ có kết qu thi tt nht…”, Nguyn E Rô (hc sinh Trưng THPT Hi Lăng, Qung Tr) chia s.

Nguyn E Rô đưc cô giáo ch nhim chúc mng trưc khi ra Hà Ni ôn luyn chun b cho k thi Olympic tin hc châu Á - Thái Bình Dương 2018 ti Nga

Trong cuộc thi chọn học sinh giỏi đội tuyển tin học quốc gia, E Rô xuất sắc giành vị trí thứ 6/37 thí sinh dự tuyển, góp mặt vào đội tuyển chính thức với 15 học sinh đến từ các trường THPT trên toàn quốc, chuẩn bị bước vào kỳ thi Olympic tin học châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Nga vào giữa tháng 5 tới. Gương mặt toát lên vẻ thông minh, nhanh nhạy và khá thoải mái, E Rô cho biết: “Kỳ thi trước mắt sẽ rất khó khăn, nhưng em không đặt nặng kết quả mà chỉ tập trung ôn luyện lại kiến thức, cố gắng hết sức mình để có thể hoàn thành tốt nhất bài thi”.

E Rô sinh ra trong gia đình có 4 anh em. Ba mẹ là nông dân sớm tối vất vả trên ruộng đồng. Để kiếm thêm thu nhập nuôi con, ngoài mấy sào ruộng khoán ở xứ cát làng Kim Long (xã Hải Quế, huyện Hải Lăng), mẹ em mở thêm quầy tạp hóa. Cuộc sống không mấy khá giả nhưng ngay từ nhỏ, anh em E Rô đã được ba mẹ đầu tư thời gian học hành và luôn sát cánh động viên con. E Rô đến với tin học từ khi còn là cậu học trò lớp 3 trường làng. “Hồi đó ba mẹ đầu tư máy tính cho anh trai em học tin học. Mỗi khi anh đi học, ở nhà em tự mở máy ra mày mò, nhiều khi mò đến hỏng máy. Có những lỗi hỏng dễ thì em tự sửa, khi nào hỏng nặng quá thì anh trai em sửa hoặc đưa cho thợ. Chuyện phá máy với em thường xuyên như cơm bữa nhưng may là em không bị ba mẹ và anh trai la mắng lần nào, chỉ nhắc nhở sơ qua”, E Rô nhớ lại. Có một điều lạ là mê máy tính nhưng E Rô không mê game hay các trò chơi trên máy tính. Đến năm lớp 8, E Rô có mặt trong đội tuyển của trường dự thi môn tin học và đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm đó. Với E Rô, tin học như một niềm đam mê thôi thúc em khám phá. Và với những bài khó, anh trai E Rô sẽ chỉ bày cho em. E Rô bảo, anh trai là người đầu tiên tác động đến niềm đam mê môn tin học của em.

E Rô kể: tốt nghiệp lớp 9, em có ý định thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM) để có điều kiện phát triển đam mê của mình nhưng dự định dang dở vì ba mẹ không theo em được, trong khi hai anh trai đang vào ĐH. Quyết định nộp hồ sơ vào trường huyện, ngày nắng cũng như mưa, E Rô đi về gần chục cây số bằng chiếc xe đạp điện. Giấc mơ học tin học tiếp tục được E Rô nhen nhóm. Kết quả, năm lớp 11, em có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi của trường và đoạt giải nhất cấp tỉnh, giải ba cấp quốc gia môn tin học. Đến năm lớp 12, E Rô tiếp tục đoạt giải nhất cấp tỉnh và giải nhì cấp quốc gia. Một giải nhì đầy tiếc nuối của cậu học trò trường làng khi Ban tổ chức kỳ thi chọn 8 thí sinh trao giải nhất thì E Rô là người kế sau thành tích của em thứ 8. “Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua của em chưa được như ý muốn. Nếu em cẩn thận sẽ có kết quả tốt hơn”, E Rô nhớ lại.

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, E Rô bảo: “Em học bài những lúc thấy tinh thần thoải mái nhất. Với môn tin học, khác với các môn khác, nó đòi hỏi niềm đam mê tìm tòi, nghiên cứu, tính kiên nhẫn và nhất là không được buông giữa chừng. Phải cặn kẽ, rành mạch từng chi tiết và có tư duy hình dung tổng quát. Thường thì em không học thuộc lòng công thức, em hay tưởng tượng ra cách máy tính hoạt động, từ đó suy ra các quy luật”. E Rô cho biết thêm, để có được thành công như trên, em luôn có sự chỉ dạy tận tình của thầy Đoàn Đức Chánh (Tổ trưởng Tổ tin học  Trường THPT Hải Lăng) và thầy Hoàng Văn Diệu cùng các thầy cô môn tin học ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong những ngày ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia.

Đam mê tin học, nỗ lực hết mình cho môn học yêu thích nhưng E Rô không lơ là các môn học khác. Ở lớp, em còn được biết đến là một học sinh học giỏi môn toán và tiếng Anh.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, E Rô cho biết trước mắt em dồn hết tâm sức cho kỳ thi Olympic châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 5 tới. Tiếp đó em sẽ chọn ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH KHTN TP.HCM để theo học, đầu tư thời gian học thêm tiếng Anh để tiếp cận tri thức trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

“Ước mơ của em là trở thành một kỹ sư phần mềm công nghệ thông tin”, E Rô nói.

Vĩnh Yên