Thứ năm, 5/4/2018, 17h17

Từ trang sách mở ra cuộc đời

Là ngưi con xa x, tác gi Lý Thành Phương p ngày đưc tr v quê hương đ thc hin d án dài hơi, phát trin văn hóa đc cho các em nh.

450
Tác gi Lý Thành Phương trong bui ra mt tác phm T dòng Thoi Giang ti TP.HCM

Nuôi dưng tình yêu sách cho tr

Ở tuổi 62, tác giả Lý Thành Phương đã cho ra đời tác phẩm Từ dòng Thoại Giang sau thời gian dài “thai nghén”. Chỉ ít lâu sau ngày ra mắt sách tại Việt Nam vào đầu năm nay, Từ dòng Thoại Giang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả. Đọc Từ dòng Thoại Giang sẽ cảm nhận ông viết tự nhiên như hơi thở vì trước khi “bôn ba” nơi đất khách quê người, ông đã có những năm tháng nhiều kỷ niệm và trải nghiệm trên đất quê, sông quê và người quê miền Tây Nam bộ.

Với Từ dòng Thoại Giang, tác giả Lý Thành Phương đã khơi đúng mạch nguồn trường lớp và sinh hoạt thường ngày của học trò, của người dân miền Tây. Hơn 400 trang sách như những con rạch nhỏ, hiền hòa, quyện thành dòng chảy cảm xúc, lấp lánh yêu thương. Văn của ông mạnh về chi tiết, cộng với góc nhìn tinh tế, tạo nên những câu chuyện trường lớp sống động. Có lẽ vì vậy mà Từ dòng Thoại Giang dễ chạm vào cảm xúc của người đọc qua những kỷ niệm về tuổi thơ nhọc nhằn, những năm tháng say mê, ngấu nghiến từng trang sách của một thiếu niên mê truyện kiếm hiệp đến ước vọng của một thanh niên muốn thoát khỏi lời nguyền xa xưa của vị đạo sĩ Núi Sập: “Dân Thoại Sơn không biết tôn sư trọng đạo, ngày sau vĩnh viễn sẽ không có ai được thành đạt!”.

Những lần về lại Việt Nam gần đây, tác giả Lý Thành Phương đều ở lại căn nhà của ba má ông để lại ở Núi Sập - An Giang. Nhà nằm cạnh trường tiểu học (nay là Trường Tiểu học Núi Sập A) - nơi ông đã học từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi sáng thức dậy, khi ra ban công tập thể dục, nhìn thấy học sinh mặc đồng phục, xếp hàng trật tự trong khuôn viên trường, ca bài đồng ca làm ông nhớ lại nhiều kỷ niệm thời thơ ấu ở quê hương. “Qua tiếp xúc với các thầy cô giáo và một số phụ huynh, tôi được biết sinh hoạt của các thầy cô khá chật vật và có nhiều học sinh vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, khiến tôi có nhiều trăn trở. Năm xưa, thấy người dân ở quê mình không mấy người được thành đạt nên tôi có hoài bão là sau này sẽ học hành thật giỏi để trở về lại đây, đào tạo một thế hệ trí thức làm nòng cốt để xây dựng quê hương Núi Sập”, tác giả Lý Thành Phương bộc bạch. Thế nên, ông hiểu việc khơi dậy niềm đam mê cho trẻ đọc sách phải bắt đầu từ việc rèn luyện thói quen, hứng thú và kỹ năng đọc cho trẻ. Từ đó, tủ sách “Đáp đền tiếp nối” ra đời trong niềm vui chung của tác giả và những người bạn có cùng tâm nguyện.

Mong d án lan ta

Đọc Từ dòng Thoại Giang rồi khẽ nhắm mắt lại sẽ cảm nhận rằng, ở đâu đó trong những câu chuyện của tác giả có làn gió mát rượi thổi qua mặt nước sông Cửu Long, cảm nhận được trái tim hồn hậu của một người con xa xứ. Đọc Từ dòng Thoại Giang lại càng thấu hiểu vì sao tác giả Lý Thành Phương rất khao khát khơi dậy thói quen, hướng dẫn trẻ kỹ năng đọc sách, kết nối các tổ chức quan tâm đến việc đọc của trẻ em để tạo nên một cộng đồng đọc sách thông minh. Lan tỏa giá trị của việc đọc sách, đồng thời mang đến cơ hội đọc sách cho những trẻ em khó khăn là việc làm ý nghĩa mà ông và những người bạn đang lặng lẽ thực hiện.

Dành suốt 3 tháng để viết lại hồi ký về những năm tháng ở Việt Nam, qua đó chia sẻ những kỷ niệm sinh hoạt thời học sinh, tình thầy trò, nghĩa đồng môn, tác giả gửi gắm đến người đọc sự nỗ lực và ước mơ trở thành một con người tốt cho xã hội. Qua việc phát hành cuốn hồi ký Từ dòng Thoại Giang, ông và những người bạn muốn đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo và truyền thống lá lành đùm lá rách của người Việt đã có từ ngàn năm qua dự án tủ sách thiện nguyện “Đáp đền tiếp nối”.

“Con người là gốc rễ của xã hội. Muốn có một xã hội tốt hơn, việc trước nhất là đào tạo nhiều người tốt, những người hiểu biết, yêu quê hương và có lòng giúp đỡ người khác. Những người tiên phong sẽ là nòng cốt, mang tinh thần dân tộc này lan tỏa khắp nơi”, tác giả Lý Thành Phương chia sẻ. Là người từng có thời làm thầy giáo dạy toán thuộc thế hệ những nhà sư phạm đầu tiên của đất nước sau ngày thống nhất nên môi trường sư phạm lại càng có nhiều kỷ niệm đẹp trong ông.

Đc T dòng Thoi Giang li càng thu hiu vì sao tác gi Lý Thành Phương rt khao khát khơi dy thói quen, hưng dn tr k năng đc sách, kết ni các t chc quan tâm đến vic đc ca tr em đ to nên mt cng đng đc sách thông minh. Lan ta giá tr ca vic đc sách, đng thi mang đến cơ hi đc sách cho nhng tr em khó khăn là vic làm ý nghĩa mà ông và nhng ngưi bn đang lng l thc hin.

Dự án này mang nhiều ý nghĩa khi góp phần khuyến đọc và khuyến học dành cho học sinh bậc tiểu học, trung học ở miền Tây Nam bộ. Giai đoạn đầu của chương trình gồm việc tặng những tủ sách “Đáp đền tiếp nối” (mạng offline) đến các trường tiểu học và tổ chức các hoạt động liên quan như hướng dẫn học sinh cách sử dụng sách, các cuộc thi kể chuyện sách, tổ chức các tour tham quan khám phá thế giới sách tại TP.HCM với điểm đến là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM như phần thưởng dành cho những em có năng khiếu thuyết trình theo sách.

Lý Thành Phương tự nhận mình có cái may mắn khi ông biết rằng ở đâu cũng có những nhân tố tích cực, có thể cùng ông lan tỏa việc đọc sách trong cộng đồng. Hình thành nên thói quen và kỹ năng cho trẻ không phải là việc có thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải đi đường dài, cần sự chung tay của nhiều người. Dự án lan tỏa sẽ càng có ý nghĩa hơn với các em vì khi trang sách mở ra, trẻ con sẽ thấy trong đó là những kho báu, những cuộc đời tiếp nối...

Bài, nh: Yên Hà