Thứ bảy, 18/8/2018, 21h56

Tư tưởng Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Bài học quý báu giáo dục giới trẻ

Sáng 18-8, ti TP.HCM, Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam đã phi hp vi Hi đng Lý lun Trung ương t chc Hi tho “Ch tch nưc Tôn Đc Thng vi giai cp công nhân và Công đoàn Vit Nam” nhân dp k nim 130 năm ngày sinh Ch tch Tôn Đc Thng (20-8-1888/ 20-8-2018).

Lãnh đo TP.HCM và ngưi dân tham quan trin lãm ti đưng Nguyn Hu.  Ảnh: P.V

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, bà Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM - nhấn mạnh: “Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ Cộng sản tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam - đã vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã nhất trong lao tù đế quốc, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về sự hy sinh, cống hiến trọn đời cho dân tộc. Đặc biệt là bài học về lý tưởng sống, đạo đức, tinh thần cống hiến đối với thế hệ trẻ nói chung và tuổi trẻ TP.HCM nói riêng, nhất là trong thách thức của thời đại 4.0, giúp giới trẻ có những nhận thức đúng đắn, tự đề kháng trước những thông tin sai lệch...”.

Trin lãm nh v Ch tch Tôn Đc Thng

Từ ngày 17 đến 24-8, tại Q.1, TP.HCM diễn ra triển lãm “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người con ưu tú của dân tộc” với 270 bức ảnh. Theo đó, trên đường Nguyễn Huệ, triển lãm có chủ đề “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng (cần, kiệm, liêm, chính, sống giản dị, nói đi đôi với làm...); tại đường Đồng Khởi (phía trước Sở Văn hóa và Thể thao TP) và Cung Văn hóa Lao động, triển lãm có chủ đề “Chủ tịch Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Việt Nam”, giới thiệu những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với giai cấp công nhân và phong trào cách mạng của công nhân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; triển lãm tại khu vực đường Đồng Khởi (đối diện Công viên Chi Lăng) có chủ đề “Chủ tịch Tôn Đức Thắng biểu tượng của đại đoàn kết toàn dân tộc”, thể hiện tấm gương tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn chăm lo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết với các nước anh em, bạn bè quốc tế vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vì hòa bình thế giới...

T.S

Nhắc lại những câu chuyện đời thường giản dị về Chủ tịch Tôn Đức Thắng như tặng áo ấm cho người chiến sĩ cảnh vệ, tự sửa xe đạp cho mình và cho nhân viên, luôn hạn chế tối đa việc sử dụng xe ô tô, từ chối nhận nhà được cấp…, GS.TS Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - nói: “Trong cuộc đời chiến đấu của mình, nhất là trong đời sống thường nhật, bác Tôn có nhiều điểm tương đồng với Bác Hồ. Bác Tôn mang hình ảnh của Bác Hồ. Tư tưởng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng thể hiện ngay trong hành động của bác. Ở đó là hiện thân về đức hy sinh, về lối sống khiêm nhường, giản dị, về việc thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư như một thực hành văn hóa. Dù ở cương vị của một nguyên thủ quốc gia, bác Tôn lúc nào cũng chỉ nghĩ rằng, mình là người thực thi nhiệm vụ nhân dân giao. Những đức tính quý báu đó là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ. Đặc biệt có vai trò quan trọng trong thời kỳ đất nước ta hiện nay đang mạnh mẽ vào cuộc chống tham nhũng”.

GS.TS Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng, TP.HCM không chỉ vinh dự là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, là nơi đón bác Tôn về thăm mà còn vinh dự có Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Mong rằng đó sẽ là nơi giáo dục lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước, đặc biệt cho giới trẻ. Và việc giáo dục lý tưởng lúc này không có gì hơn là trở lại bài học của Bác Hồ, bác Tôn...

Vinh dự được công tác tại ngôi trường mang tên bác Tôn, TS. Phạm Thị Thanh Huyền - Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho hay, nhân cách Chủ tịch Tôn Đức Thắng thể hiện ở lòng yêu nước, trọn vẹn sự nghiệp, cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhân cách của bác Tôn luôn có sức sống không chỉ trong lịch sử mà còn trong hiện tại, vang vọng đến mai sau.

Tôn vinh 11 cá nhân đoạt giải thưởng Tôn Đức Thắng

Ngày 19-8, UBND TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP trao giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 18 năm 2018 nhằm tôn vinh những cá nhân có đóng góp cho hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp.

Từ 26 hồ sơ các đơn vị gửi về, Ban tổ chức đã xét chọn 11 cá nhân để trao giải. Đây là những kỹ sư, công nhân có sáng kiến, cải tiến trong công việc thuộc các ngành trọng điểm của TP như cơ khí chế tạo, điện-điện tử công nghiệp, hóa chất-cao su-nhựa, chế biến tinh lương thực-thực phẩm, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao…

11 cá nhân được tôn vinh lần này gồm: ông Hứa Minh Tuấn (Công ty Môi trường Đô thị TP); ông Đỗ Hữu Thức (Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam); bà Hà Thị Loan (Trung tâm Công nghệ Sinh học TP); ông Lê Đức Anh (Công ty CP Thực phẩm Cholimex); ông Nguyễn Bảo Minh (Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất); ông Huỳnh Ngọc Thạch (Công ty CP In nhãn hàng An Lạc); ông Bùi Đức Thịnh (Công ty Truyền tải điện 4); ông Dương Văn Nhân (Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản); ông Đỗ Tiến Trung (Công ty Điện lực Hóc Môn); ông Võ Dũng (Công ty Cấp nước Sài Gòn) và ông Trịnh Minh Đức (Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam).

Qua 18 năm tổ chức, giải thưởng Tôn Đức Thắng đã tôn vinh gần 200 kỹ sư, công nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của đơn vị và hiện nay họ đang nắm giữ những vị trí chủ chốt của các công ty, doanh nghiệp.

T.Anh

“Nhận thức được sứ mệnh của một trường ĐH mang tên bác Tôn, nhiều năm qua, trường đã luôn giáo dục 3 nội dung đạo đức đến toàn thể SV, đó là ý thức học tập; tính kỷ luật, nề nếp; tinh thần đoàn kết vì cộng đồng. Trong các buổi lễ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, SV kể những câu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ, bác Tôn… để giáo dục nhân cách, đạo đức tới thế hệ trẻ”.

TS. Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - khẳng định: Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một trong những lớp chiến sĩ đầu của phong trào công nhân, là người thành lập Công hội bí mật - tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc đặt cơ sở, nền móng cho lý luận, nghiệp vụ công tác Công đoàn Việt Nam, mang lại những bài học kinh nghiệm đầy giá trị cho Công đoàn Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức.

Yến Hoa