Thứ ba, 18/7/2017, 20h24

Tuyển giáo viên tại TP.HCM: “Hút” nhiều ứng viên có trình độ cao

Trong 2 ngày 18 và 19-7, S GD-ĐT TP.HCM t chc phng vn kiến thc chung và kiến thc chuyên môn đi vi các ng viên xét tuyn viên chc ngành GD-ĐT năm hc 2017-2018. Theo đó có khá nhiu ng viên có trình đ thc sĩ đăng ký xét tuyn...

ng viên xem li danh sách xét tuyn ti đim phng vn Trưng THPT Trưng Vương. Ảnh: D.B

Thc sĩ tnh đ xô v TP

Năm nay, Sở GD-ĐT TP.HCM bỏ yêu cầu hộ khẩu TP đối với những ứng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Do đó, rất nhiều ứng viên các tỉnh, thành đổ xô đến ứng tuyển.

Ứng viên Nguyễn Ái Hằng (ngụ ở TP.Huế), vừa tốt nghiệp thạc sĩ, ngành sư phạm văn - ĐH Huế chia sẻ: “Ngay sau khi biết được thông tin tuyển dụng của Sở GD-ĐT TP.HCM, em và một bạn học đã vào đây nộp hồ sơ. Ở quê xin việc rất khó, em thấy đây là một chính sách rất tốt của TP.HCM để thu hút những người có chuyên môn cho ngành giáo dục”.

Ứng viên Nguyễn Minh Lý (An Giang) cho hay: “Tốt nghiệp ĐH năm 2014 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tôi học tiếp cao học để nhận bằng thạc sĩ. Tôi mong muốn sống ở TP.HCM vì đây là môi trường năng động để tôi phát triển. Rất may là trong đợt tuyển dụng viên chức này, Sở GD-ĐT TP.HCM không yêu cầu hộ khẩu TP”.

Cùng suy nghĩ với Minh Lý là phải ở lại TP.HCM, khá nhiều giáo sinh sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP.HCM đã xin đi dạy tại các trường ngoài công lập, đồng thời học lên cao học. Việc dạy học này đã giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm khi tham gia xét tuyển giáo viên lần này. “Tôi đã dạy học ở một trường ngoài công lập từ năm 2007 đến nay, thời gian đó tôi đã học lên cao học. Năm nay, khi tham gia phần phỏng vấn kiến thức chung, với thời gian tiếp xúc với học trò tôi tin sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo”, một ứng viên quê ở Đồng Tháp cho biết.

T l “chi” rt cao

Với việc bỏ điều kiện hộ khẩu TP đối với những ứng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, nhiều môn có tỷ lệ ứng viên đăng ký rất cao nên tỷ lệ “chọi” còn cao hơn cả các trường ĐH tốp trên.

Nguyễn Nam, ngụ Q.Bình Tân thông tin: “Môn toán lấy 44 chỉ tiêu nhưng số ứng viên đăng ký lên tới 244 người, tỷ lệ “chọi” 1/5,54. Trong khi đó, nhiều ứng viên lại có bằng thạc sĩ, đi dạy nhiều năm nên cơ hội cho những ứng viên mới ra trường như tôi không nhiều”.

Theo thống kê, tỷ lệ “chọi” cao nhất là môn vật lý. Trong khi nhu cầu của Sở GD-ĐT TP là 18 chỉ tiêu thì có đến 154 người dự tuyển, tỷ lệ 1 “chọi” 8,5. Kế đến là môn hóa - 18 chỉ tiêu, dự tuyển có 145 người (1 “chọi” 8).

Dự kiến công bố kết quả ngày 4-8

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, dự kiến thời gian công bố kết quả dự kiến ngày 4-8, thời gian nhận thông báo trúng tuyến ngày 7-8, thời gian nhận nhiệm sở ngày 8-8. 

Những môn trước đây được coi là môn phụ cũng có số lượng ứng viên đăng ký khá cao. Cụ thể, môn lịch sử tuyển 7 chỉ tiêu, dự tuyển có 40 người (tỷ lệ 1 “chọi” 5,7); thể dục tuyển 23 chỉ tiêu, dự tuyển có 65 người (tỷ lệ 1 “chọi” 2,82); môn giáo dục công dân tuyển 15 chỉ tiêu, dự tuyển có 28 người (tỷ lệ 1 “chọi” 1,86)…

Ngược lại môn ngoại ngữ và tâm lý có số lượng ứng viên đăng ký rất thấp. Theo đó, môn tiếng Anh tuyển 71 chỉ tiêu nhưng chỉ có 66 ứng viên dự tuyển; môn tiếng Nhật tuyển 1, tiếng Pháp tuyển 4 và số người đăng ký tương đương chỉ tiêu. Điều này được nhiều chuyên gia và hiệu trưởng các trường phổ thông lý giải là thu nhập giáo viên tiếng Anh ở các trường phổ thông thấp hơn nhiều so với các trung tâm nên ít ứng viên đăng ký.

Tương tự, ở bộ môn tâm lý, Sở GD-ĐT tuyển 10 chỉ tiêu nhưng chỉ có 6 ứng viên dự tuyển. Chức danh này rất quan trọng trong giáo dục của nhà trường nhưng khung vị trí việc làm của Bộ GD-ĐT lại không có nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các trường khó tuyển giáo viên tâm lý học đường.

Năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT TP.HCM tuyển 420 giáo viên và nhân viên cho các trường THPT và TT GDTX, trong đó giáo viên tuyển 375 người. Theo danh sách đăng ký ban đầu có khoảng 1.400 người ứng tuyển. Tuy nhiên, sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức rà soát hồ sơ thì danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia còn lại có 1.048 người.

Dương Bình