Thứ bảy, 21/7/2018, 22h14

Tuyển giáo viên tại TP.HCM năm 2018: Bỏ điều kiện hộ khẩu, cửa vào càng hẹp

Trong 2 ngày 20 và 21-7, gn 1.700 ng viên (ƯV) đã tham gia xét tuyn v trí giáo viên (GV), nhân viên khi THPT cho năm hc 2018-2019 do S GD-ĐT TP.HCM t chc. Đim mi ca xét tuyn năm nay là không yêu cu h khu (theo Quyết đnh 43 ca UBND TP). Đây là điu kin thun li cho các ƯV tnh nhưng cũng là khó khăn cho tt c ƯV do t l chi khá cao...

Các ng viên xem s báo danh trưc khi vào phòng phng vn kiến thc chuyên môn. Ảnh: N.Tr

Năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT TP có nhu cầu tuyển 363 GV và 62 nhân viên cho các trường THPT. Do bỏ yêu cầu hộ khẩu nên có đến 1.682 ƯV đăng ký tham gia xét tuyển. Điều này khiến cho nhiều môn có tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng. Cụ thể, môn vật lý, chỉ tiêu 18 nhưng có đến 271 ƯV đăng ký, tỷ lệ chọi tương đương 1/15; chỉ tiêu môn toán là 40 nhưng có 330 ƯV đăng ký, tỷ lệ chọi tương đương 1/8,25; môn hóa học, tỷ lệ chọi cũng đến 1/15 vì có đến 180 ƯV đăng ký trong khi chỉ tiêu là 12 người...

T. (ƯV tham gia xét tuyển môn toán, quê Đắk Lắk) cho biết, nhiều địa phương đang thừa nhiều GV, vì vậy việc bỏ điều kiện hộ khẩu trong tuyển dụng GV tại TP.HCM là cơ hội cho nhiều ƯV từ các tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, để trở thành viên chức ngành GD-ĐT TP.HCM là không dễ bởi tỷ lệ chọi rất cao. Điều này đòi hỏi ƯV phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp tốt.

Đồng hương với T. là D. (ƯV môn toán) cũng cho biết: “Việc chỉ tuyển dụng người có hộ khẩu TP của các năm trước dẫn đến ít hồ sơ tham gia, trong khi đó GV tỉnh lại rất nhiều. Cũng có năm, TP cho người ở tỉnh, thành khác tham gia nhưng phải có bằng thạc sĩ trở lên, nhưng số lượng này không nhiều. Ngược lại, quy định mới trong năm nay sẽ thu hút lượng lớn ƯV, qua đó ngành GD-ĐT TP có điều kiện sàng lọc người giỏi”.

Bản thân D. tốt nghiệp ngành sư phạm toán đã hai năm nhưng thời gian qua chỉ làm gia sư và dạy ở trung tâm. Vì tỉnh Đắk Lắk không có nhu cầu tuyển GV. Do đó khi có thông tin ngành GD-ĐT TP.HCM tuyển GV mà không yêu cầu có hộ khẩu TP.HCM, D. đã đăng ký tham gia xét tuyển. Ngoài đăng ký tại Sở GD-ĐT TP.HCM dạy bậc THPT, D. còn đăng ký xét tuyển tại Q.8, Thủ Đức để dạy bậc THCS nếu rớt cơ hội tại Sở GD-ĐT.

Một ƯV khác là Cẩm Miền (môn tiếng Anh) chia sẻ: “Em khá hồi hộp cho phần kiến thức chung vì kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy mới được một năm. Mặc dù môn tiếng Anh số ƯV tham gia xét tuyển không nhiều như các môn học khác nhưng nhiều người kinh nghiệm lâu năm và tự tin hơn em”.

Được biết, Miền quê ở Cà Mau, tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Cần Thơ năm 2017. Ngay sau đó Miền về quê dạy hợp đồng. Sau một năm gắn bó, cảm thấy môi trường thiếu năng động, tẻ nhạt trong khi dạy ngoại ngữ, ngoài phương tiện, phương pháp đòi hỏi phải có “môi trường tương tác” nên ngay khi TP.HCM công bố kế hoạch tuyển GV, Miền đã đăng ký.

Trang (ƯV môn sinh học, quê Ninh Bình) cũng hết kỳ vọng đạt kết quả cao trong lần xét tuyển này. Vừa tốt nghiệp sư phạm ngành sinh học loại giỏi của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội II, Trang khăn gói vào TP.HCM lập nghiệp.

Trang cho biết: “Nếu về quê nhà giảng dạy thì cơ hội vào chính thức sẽ vô cùng khó. Trung bình từ 3 đến 4 năm tỉnh mới tổ chức tuyển GV một lần, mà chỉ tiêu thì không nhiều, trong khi nhu cầu lại quá lớn nên cơ hội trúng tuyển không cao. Ngược lại, TP.HCM mỗi năm đều tuyển GV mới, số lượng cũng nhiều nên em đăng ký ngay”.

Vì mới ra trường, tự nhận sẽ thua nhiều ƯV khác về kỹ năng đứng lớp, kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp nên Trang vào TP.HCM trước cả tháng để chuẩn bị. Không chỉ đăng ký xét tuyển tại Sở GD-ĐT TP, Trang còn nộp hồ sơ vào bốn trường THPT ngoài công lập khác, đề phòng nếu rớt chỗ này thì có chỗ khác để dạy học, xem như lấy kinh nghiệm cho đợt xét tuyển năm sau nữa.

Có thể thấy, với những cải tiến trong công tác tổ chức tuyển dụng, ngành GD-ĐT TP.HCM đã thu hút được nhiều ƯV có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... tham gia xét tuyển. Qua đó giúp ngành GD-ĐT TP không chỉ tuyển đủ số lượng mà còn có chất lượng...

Nguyn Trinh