Thứ bảy, 26/5/2018, 21h08

Tuyển sinh GDNN đến hẹn lại… lo

Sau gn 5 tháng, các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) ti TP.HCM ch tuyn sinh đt 13,2% ch tiêu đ ra. D báo năm 2018, tuyn sinh GDNN cũng chưa thoát cnh “èo ut”.

Bà Ngô Th Qunh Xuân (Hiu trưng Trưng CĐ ngh Du lch Sài Gòn) hưng dn hc sinh làm h sơ xét tuyn

Kh năng tuyn… vét

Năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh GDNN là 461.000 sinh viên - học sinh và học viên. Trong đó, hệ CĐ là 45.000 sinh viên; hệ TC là 36.000 học sinh; hệ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng là 380.000 học viên. Theo đánh giá của đại diện nhiều cơ sở GDNN, việc thực hiện chỉ tiêu này là không dễ bởi tuyển sinh GDNN ngày một khó và hầu như chỉ tuyển “vét” sau khi xét tuyển ĐH-CĐ.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, các cơ sở GDNN của TP chỉ tuyển sinh được 61.201/461.000 sinh viên - học sinh và học viên (đạt 13,2%). Ông Sự lý giải nguyên nhân tỷ lệ tuyển thấp là vì thời điểm này các trường CĐ-TC chưa tuyển sinh. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các cơ sở GDNN, sau gần 5 tháng mà tỷ lệ tuyển sinh quá thấp như vậy thì 7 tháng còn lại cũng trong tình trạng “ế ẩm”, trừ một số trường nhiều năm có tỷ lệ tuyển ổn định.

Nhìn lại bức tranh tuyển sinh GDNN năm 2017, trong khi chỉ tiêu tuyển là 403.000, thì các trường đã tuyển vượt với con số khả quan: 462.908 sinh viên - học sinh và học viên. Thế nhưng ở kết quả này, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề chiếm số lượng khá lớn: 381.000 học viên, còn lại trình độ CĐ chỉ 34.521 sinh viên và trình độ là 25.079 học sinh TC. Đáng nói là số người theo học các ngành công nghiệp trọng yếu, 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu và 8 nhóm ngành tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN chưa nhiều, không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Thêm vào đó, hạn chế lớn nhất của người học là ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

Ông Sự nhìn nhận chỉ tiêu tuyển sinh GDNN trong thời gian qua thấp là do tâm lý phụ huynh còn coi trọng bằng cấp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của GDNN; vì vậy phụ huynh vẫn còn hướng con em vào ĐH sau khi tốt nghiệp THPT. Một khó khăn khác là công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT chưa thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh ĐH còn nhiều thay đổi, điểm chuẩn đầu vào thấp, làm tăng tính cạnh tranh giữa giáo dục ĐH và GDNN.

Tăng cường công tác tuyên truyền phân luồng, hướng nghiệp

Trước tình hình tuyển sinh GDNN còn thấp, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các phòng LĐ-TB&XH quận/huyện và các cơ sở GDNN trên địa bàn TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền phân luồng và hướng nghiệp. Đồng thời làm tốt công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng GDNN; đặc biệt ưu tiên đào tạo các ngành đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, các trường không chạy theo số lượng tuyển sinh mà cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo.

Về nguyên nhân khách quan, theo ông Sự là do một số cơ sở GDNN cơ sở vật chất còn lạc hậu so với yêu cầu; chưa đầu tư phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học; chưa tạo uy tín đào tạo với đơn vị sử dụng lao động, tạo tâm lý e ngại trong tuyển dụng lao động sau đào tạo GDNN đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý xã hội trong việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh. Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở GDNN chưa hiệu quả nên việc giao đất, cấp đất để các cơ sở GDNN phát triển cơ sở vật chất còn chậm, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo của đơn vị.

Xây dng cng thông tin qung bá GDNN

Trước tình trạng tuyển sinh “èo uột” của các cơ sở GDNN trên địa bàn TP, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết từ nay đến cuối năm, sở sẽ tập trung đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học theo Đề án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020 (niên hạn 2018) cho 2 trường được chọn xây dựng trường đào tạo chất lượng cao và 5 trường có đào tạo nghề trọng điểm, trong đó tập trung đầu tư các nghề trọng điểm quốc tế. Bên cạnh đó, phòng GDNN sẽ phối hợp với doanh nghiệp, các trường làm tốt công tác tuyển sinh, hướng nghiệp và phân luồng, trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo người lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ; tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên (dưới 3 tháng) cho công nhân, người lao động. Trong đó, tập trung các chuyên đề chuyên sâu ở các lĩnh vực như: lắp ráp ô tô, cơ khí chính xác, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến tinh lương thực thực phẩm, dệt may - da giày.

“Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đang tiến hành xây dựng và sớm đưa vào vận hành cổng thông tin điện tử GDNN. Đây là kênh quảng bá rộng rãi, là cổng thông tin mở cho doanh nghiệp, phụ huynh, người học tương tác với các trường. Qua đó, khuyến khích các cơ sở GDNN triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển dụng, theo dõi quá trình học, theo dõi kết quả học tập của sinh viên - học sinh tới khi ra trường trên trang thông tin điện tử của đơn vị”, ông Lâm nói.

T.Anh