Thứ bảy, 24/3/2018, 22h56

Ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về giáo dục

Ngày 23-3, ti Cn Thơ, B Xây dng đã t chc Hi ngh công b Đ án quy hoch “Điu chnh quy hoch xây dng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2050”. Theo đó, mt trong nhng ni dung chính ca đ án là Chính ph ưu tiên đu tư các d án trng đim v giáo dc ti Cn Thơ đ thành ph tr thành trung tâm đào to cp quc gia...

Th trưng B Xây dng Phan Th M Linh bàn giao h sơ quy hoch cho đi din UBND các tnh, thành trong vùng. Ảnh: Đ.P

Đồ án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15-1-2018. Theo đó, ĐBSCL bao gồm TP.Cần Thơ và 12 tỉnh. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7km2. Dự báo dân số đến năm 2030 là 18-19 triệu  người, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5-7,5 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa 35-40%, với tốc độ tăng bình quân 2,4-3,3%/năm.

Theo đồ án, cấu trúc không gian vùng gồm: tiểu vùng ngập sâu (4 tỉnh), tiểu vùng giữa đồng bằng (Cần Thơ và 9 tỉnh), tiểu vùng ven biển (9 tỉnh); tùy theo đặc trưng tiểu vùng mà có kế hoạch phát triển tương ứng, trong đó điểm chung là toàn vùng sẽ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia (QG) và khu vực Đông Nam Á; trở thành vùng trọng điểm QG về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển; du lịch sinh thái cảnh quan sông nước. Phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo vệ cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mê Kông, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, quy hoạch phát triển của vùng sẽ được gắn kết chặt chẽ với TP.HCM.

Một trong những định hướng phát triển là TP.Cần Thơ, Phú Quốc và Mỹ Tho là trung tâm du lịch toàn vùng. Cần Thơ trở thành đầu mối phân phối hàng hóa lưu thông giữa vùng với TP.HCM và Campuchia. Chính phủ ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về y tế, giáo dục, văn hóa - thể dục - thể thao tại Cần Thơ để thành phố là trung tâm y tế và là trung tâm đào tạo cấp QG và toàn vùng với Trường ĐH Cần Thơ và các trường ĐH gắn với các ngành y tế, văn hóa, xã hội nhân văn, kỹ thuật - công nghệ. Tại các tiểu vùng, mạng lưới trường ĐH được phân bố tại khu vực đô thị của các tỉnh: Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, cùng với phát triển các trường CĐ, dạy nghề. Tiếp tục hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu cấp vùng và QG tại Cần Thơ, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, môi trường và biến đổi khí hậu. Hình thành trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học tại Phú Quốc hướng tới nghiên cứu bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển đảo gắn với các hoạt động du lịch, giáo dục cộng đồng.

Trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, Nhà nước đầu tư nâng cấp để hoàn thiện hệ thống giao thông vùng, chú trọng phát triển giao thông công cộng trong các đô thị và kết nối giữa các đô thị trong vùng bằng phương tiện giao thông hiện đại.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhấn mạnh: “Đồ án được phê duyệt là căn cứ để các địa phương trong vùng tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch nông thôn, chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật và các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn. Trước mắt, UBND các tỉnh, thành phối hợp các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách kiểm soát đất đai và đầu tư xây dựng; có chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực đặc thù, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội. Xây dựng chính sách tạo và phân bổ vốn, có chương trình đặc biệt thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong vùng, xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật vùng; đồng thời chú ý kiểm soát phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ”.

Đan Phưng