Thứ năm, 14/9/2017, 23h16

Vẫn còn dè dặt với học kỳ doanh nghiệp

T chc hc k doanh nghip thành công là thế mnh trong tuyn sinh, tuy nhiên, hin nay các trưng TC-CĐ và ĐH vn còn khó khăn trong thc hin.

Sinh viên thc hành trên dây chuyn sn xut cháo tươi và xut khu cá hi trong hc k doanh nghip ti Công ty CP Sài Gòn Food

Cụm từ “học kỳ doanh nghiệp” đã được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Doanh nghiệp cũng đánh giá cao nguồn nhân lực đã trải qua học kỳ này nhưng bản thân họ vẫn còn dè dặt trong phối hợp tham gia đào tạo với các trường.

Bài hc không có… trên ging đưng

Ông Huỳnh Thanh Vạn (Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn khởi nghiệp Quốc gia phía Nam) đánh giá cao học kỳ doanh nghiệp. Đây là cơ hội giúp học sinh, sinh viên nắm bắt được những yêu cầu về chuyên môn cũng như các kỹ năng, văn hóa doanh nghiệp - là những tiêu chí quan trọng đặt ra trong tuyển dụng. Tuy nhiên, theo ông Vạn, để có được một học kỳ doanh nghiệp hiệu quả, nhà trường và doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ, xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế. Đặc biệt, những người nắm giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia đào tạo.

Trong khi đó, ông Lê Ngọc Hân (khoa thủy sản, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) khẳng định, qua học kỳ doanh nghiệp, sinh viên trưởng thành nhiều hơn từ những va chạm thực tế; từ những bài học kinh nghiệm mà các em có bước chuẩn bị hành trang cho con đường lập nghiệp. “Doanh nghiệp đào tạo những gì họ cần, cái lợi cho cả người học, nhà trường và doanh nghiệp là không mất thời gian cũng như chi phí đào tạo lại”, ông Hân nói.

Là người trong cuộc, Nguyễn Văn Định (học ngành chế biến thủy sản, Trường Trung học Thủy sản TP.HCM) chia sẻ: “Thời gian cho học kỳ doanh nghiệp tương đối ngắn nhưng qua đó em học được rất nhiều điều. Đó là những kỹ năng đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ đến như cách trình bày thư điện tử, nghe điện thoại, kỹ năng ứng xử với khách hàng, chào hỏi lãnh đạo… Từ những kỹ năng mềm đó, việc bắt tay vào học hỏi công việc chuyên môn rất dễ dàng, đó là những bài học giá trị không thể có trên giảng đường”.

Thời gian qua, Công ty CP Sài Gòn Food đã chủ động đến các trường tuyển sinh học kỳ doanh nghiệp. Theo bà Lê Thị Thanh Lâm (Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food), qua 5 khóa học kỳ doanh nghiệp, công ty có được nguồn lao động tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu các vị trí doanh nghiệp cần mà không phải mất thời gian đào tạo lại.

Có thể nói, lợi ích của học kỳ doanh nghiệp đã rõ, nhà trường cũng rất tâm đắc và xem đó là một trong những điều kiện để thu hút người học. Song không phải doanh nghiệp nào cũng mạnh dạn hợp tác, trừ một số doanh nghiệp trong nhà trường và nhà trường trong doanh nghiệp.

Quyn li doanh nghip phi rõ ràng

TS. Nguyễn Anh Đức (Hiệu trưởng Trường CĐ Xây dựng TP.HCM) thừa nhận việc tổ chức học kỳ doanh nghiệp không hề đơn giản. Khó khăn lớn, theo ông Đức, là tìm đối tác bởi thực tế không mấy doanh nghiệp mặn mà trong phối hợp tổ chức do nhiều lý do, trong đó có thể đề cập đến quyền lợi của doanh nghiệp. “Muốn có quyền lợi cho sinh viên thì trước hết nhà trường phải chứng minh được quyền lợi của doanh nghiệp. Theo đó, quyền lợi của doanh nghiệp là chất xám, là những con người có đầy đủ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng mà doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo ra. Cũng có không ít doanh nghiệp nhận sinh viên vào thực tập, tổ chức học kỳ doanh nghiệp theo kiểu hình thức, đối phó. Cụ thể là doanh nghiệp để mặc sinh viên tự bơi, người trực tiếp hướng dẫn, quản lý có trình độ chuyên môn kém, thiếu thiện chí… ”, ông Đức bày tỏ.

Được biết, hiện tại các trường TC-CĐ nghề gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp tổ chức học kỳ doanh nghiệp. Nhiều trường cũng chỉ dừng lại ở việc ký kết với doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo, còn chương trình cụ thể cho học kỳ doanh nghiệp thì chỉ nằm… trên giấy. Hay như Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Q.12, Trường CĐ Nghề Thủ Đức… còn đang trong thời gian vừa thực hiện vừa điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế chứ chưa có một chương trình học kỳ doanh nghiệp bài bản.

Ông Đinh Minh Nghĩa (Hiệu trưởng Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) cho rằng, ở Đức việc quan tâm đến nguồn lực xã hội là một truyền thống lâu đời của các doanh nghiệp. Họ thực hiện như một nghĩa vụ, là vinh dự được Nhà nước và nhân dân coi trọng; trong khi ở Việt Nam còn hạn chế. Hơn nữa, doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, không đặc thù đối với ngành nghề, không đủ lực để tham gia đào tạo. Trong khi doanh nghiệp lớn thì việc bố trí thời gian, thiết bị thực hành, chế độ bảo mật…để liên kết với nhà trường là rất khó khăn, cụ thể là lợi ích chưa rõ ràng.

T.Anh