Thứ năm, 17/8/2017, 21h51

“Văn hóa đọc” ở thư viện

Sinh viên đc sách trong thư vin (nh minh ha). Ảnh: T.L

Khi nói đến thư viện, chúng ta ai cũng nghĩ ngay là những người đến đây để đọc sách báo nghiên cứu, tra cứu tài liệu, hoặc mượn mang về nhà… Và ai cũng sẽ nghĩ ngay tới những người có học, có văn hóa. Tuy nhiên, thực tế thì không phải tất cả là như vậy. Tôi cũng đã đến một số thư viện trong thành phố, nhìn nhận một cách khách quan là tại các phòng đọc sách báo ấn phẩm (bao gồm rất nhiều báo tập san, chuyên san cả của TW và thành phố…). Các bạn trẻ lấy về chỗ ngồi một xấp đặt trên bàn, nhưng lấy nhiều như vậy liệu có đọc hết không? Đến khi cần về vội vàng để lung tung làm cho người đến sau cần đọc rất khó tìm, cảm thấy mệt mỏi. Lại có hôm hai bạn trẻ hờn dỗi nhau, lườm nguýt, cự cãi, cũng không ít độc giả nói chuyện oang oang, cảnh đi lại kéo lê giày dép, kéo ghế kèn kẹt trên sàn nhà, hoặc nói chuyện điện thoại “vô tư thoải mái”.

Mặc dù trong phòng đọc có dòng chữ rất to “Trật tự không nói chuyện”. Tôi cũng đã bắt gặp những cuốn sách cuốn truyện hay, thường bị mất trang, hoặc viết ký tên ghi ngày tháng năm, thậm chí còn bôi bẩn. Thử hỏi nếu bạn gặp trường hợp người đọc thiếu ý thức như vậy, bạn sẽ nghĩ gì? Thật chẳng có văn hóa chút nào. Bản thân người viết bài này nhiều khi đọc thiếu số trang trong lúc đang cần một tư liệu lịch sử chính xác, đầy đủ, nên càng hiểu bức xúc của bạn đọc, càng thông cảm với người thủ thư đã vất vả và tận tình phục vụ bạn đọc.

Vậy nên, mỗi chúng ta đến thư viện càng cần và rất nên có “văn hóa đọc” và văn hóa giao tiếp ứng xử, tự nhìn nhận lại chính mình để không biến thư viện thành nơi “của  riêng nình”. Những điều tôi viết xảy ra tuy không nhiều, nhưng đó là điều không thể chấp nhận việc ở nơi cần đến để học hỏi, nghiên cứu mở mang thêm kiến thức lại thiếu văn hóa, dù là thư viện của địa phương hay thư viện quốc gia.

Đ Văn Thông
(Qun Bình Thnh, TP.HCM)