Thứ ba, 19/9/2017, 20h00

Viêm thanh thiệt dễ dẫn đến... tắt thở

Có nhiu nguyên nhân dn đến viêm thanh thit và nếu không đưc cu cha kp thi thì bnh nhân (BN) có th b tt th bt c lúc nào vì đây là căn bnh vô cùng nguy him vì nh hưng đến tính mng con ngưi.

BN ch khám bnh ti BV Tai Mũi Hng TP.HCM

ThS. BS CKII Võ Quang Phúc - Phó Giám đốc BV Tai Mũi Họng TP.HCM - cho biết, thanh thiệt là một cái nắp sụn nhỏ nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi lạc vào khí quản khi nuốt. Khi bị viêm nhiễm, thanh thiệt có thể làm bít khí quản và gây tử vong do ngạt thở nếu không được khẩn trương cấp cứu. Vì thế viêm thanh thiệt (viêm nắp thanh quản) được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm cần được cứu chữa kịp thời.

Np thanh qun phù n

Tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM, nhiều BN bị viêm thanh thiệt đã được BS cứu chữa kịp thời. Đó là trường hợp anh D, 41 tuổi quê ở Thanh Hóa đã được cứu sống cách đây 2 tháng nhờ kích hoạt báo động đỏ. Khi nhập viện anh D. trong trạng thái suy hô hấp, người tím tái, không làm chủ được tiểu tiện và sau đó đã ngưng thở. Theo bệnh sử, trước đó 3 tuần, sau khi ăn cơm BN có cảm giác vướng họng do hóc xương cá dù cố gắng khạc ra nhưng tình trạng càng ngày càng nặng. Trước khi nhập viện BN có cảm giác mệt không thở nổi. Tại BV Tai Mũi Họng các BS đã nhanh chóng đặt nội khí quản và lập tức khai thông đường thở, xử lý lồng ngực, xoa bóp tim. BS Nguyễn Quang Tú - người trực tiếp điều trị cho anh D. - trao đổi, đây là trường hợp nặng nhưng may mắn đến cấp cứu kịp thời vì chỉ cần trễ một chút là BN có thể sống đời sống thực vật: “Chúng tôi phải cấp cứu BN với thời gian dưới 4 phút vì nếu để quá trễ thời gian này thì tế bào não khó lòng hồi phục”. Theo BS Tú, trường hợp của BN này thanh thiệt đã phù nề nên rất khó khăn khi đặt nội khí quản. 

TS.BS Trần Phan Chung Thủy - Giám đốc BV Tai Mũi Họng - cho biết, viêm thanh thiệt thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể diễn tiến trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở. Theo BS Thủy, các dấu hiệu thường gặp viêm thanh thiệt là: khó thở do suy hô hấp cấp, chảy nước dãi, nghiêng người về trước để thở, thở cạn, co kéo cơ cổ và cơ liên sườn, thở rít, rối loạn tiếng nói. Vì thế khi người lớn và đặc biệt là trẻ em có các dấu hiệu như: đau họng, sốt cao khó nuốt; nhịp tim nhanh; da tím tái, suy hô hấp cấp cần phải nhập viện ngay vì có thể bị viêm thanh thiệt.

D b ngưng th

“Khi phát hin các triu chng như đau hng, khàn tiếng, da tím tái, mt khó th hoc trưc đó hóc xương, hóc d vt thì cn đến ngay cơ s y tế có chuyên môn thăm khám đ sm đưc chn đoán và điu tr bnh sm. Nhng BN đã đưc đng m khí qun cn theo dõi đu đn theo lch ca BS đ đưc rút ng khi vết m thc s lành hn” - BS Võ Quang Phúc khuyên.

Viêm thanh thiệt có thể xảy ra 3 cấp độ. Nếu ở cấp độ 3, bệnh từ nhẹ đến trung bình, chưa có dấu hiệu nguy cơ tắc nghẽn đường thở thì cấp độ 2, đã có dấu hiệu lâm sàng từ trung bình đến nặng kèm theo nguy cơ tắc nghẽn đường thở với biểu hiện đau cổ, khó nuốt, không nằm xuống được.  Viêm thanh thiệt cấp độ 1, BN suy hô hấp nặng hoặc có nguy cơ ngừng thở. Bệnh sử rất ngắn diễn tiến nhanh và trở nên nguy hiểm, dễ tử vong. Khi bị bít đường thở, BN cần được đặt nội khí quản kịp thời để bảo vệ đường thở. Bệnh nhân có dấu hiệu nguy cơ tắc nghẽn đường thở cần được bác sĩ chuyên khoa soi thanh quản trong phòng mổ trang bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu. Trong những trường hợp rất nặng, cần mở khí quản cấp cứu. Bên cạnh đó BN phải bình tĩnh không lo âu, nằm thoải mái để tránh gây đóng bít nắp thanh thiệt. Điều đáng chú ý là viêm thanh thiệt thường xảy ra với trẻ em từ độ 2 đến 4 tuổi bởi khe mở thanh thiệt của trẻ hẹp.

Theo BS Võ Quang Phúc, có 2 nguyên nhân dẫn đến viêm thanh thiệt là do nhiễm trùng và do yếu tố bên ngoài tác động như hóc xương, hít thở hơi nóng, ăn đồ quá nóng. Ở các BN ung thư phải xạ trị vùng cổ cũng có dễ bị viêm thanh thiệt. Tùy theo mức độ bệnh mà viêm thanh thiệt có thể diễn biến trong vài ngày, vài giờ hoặc gây khó thở cấp tính. Chỉ uống thuốc kháng viêm nếu bị viêm nhẹ, còn BN bị viêm nặng thì phải vào BV cấp cứu. Vì nếu điều trị chậm, đường thở sẽ bị tắc nghẽn kéo dài dẫn đến suy hô hấp nặng, thậm chí ngưng thở do trụy tim và cuối cùng là tử vong.

Bài, nh: Nguyn Hoàng Anh