Thứ tư, 2/11/2011, 10h11

Với tôi, làm giáo dục rất cần hai chữ “Tâm - Tín”

Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay, thì việc đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao là vô cùng cần thiết. Đặc biệt vấn đề về ngoại ngữ và tin học (NN & TH) cho mọi người, mà nhất là thế hệ mầm non tương lai của đất nước được các bộ ngành và các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu.

Thầy Nguyễn Thanh Sơn - Hiệu trưởng

Theo lời giới thiệu của một số học viên Chúng tôi tìm gặp thầy Nguyễn Thanh Sơn - Hiệu trưởng Cơ sở Ngoại ngữ & Tin học Thăng Long (87 Phan Văn Trị, P.14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM), một người đã có nhiều năm tâm huyết với vấn đề này.
* PV: Một chút chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển của Cơ sở từ lúc mới thành lập đến khi tạo được lòng tin rộng rãi từ phía phụ huynh và các em học sinh đến nay, thưa Thầy?
- Thầy Nguyễn Thanh Sơn (cười): Chúng tôi đã hoạt động được hơn 15 năm, nhưng tôi nghĩ để thành lập một Cơ sở NN & TH có chất lượng, thì việc lâu hay mới không quan trọng. Mà vấn đề cốt lỏi là uy tín và chất lượng đào tạo thật sự tới đâu? Trong đó cần nhất là cái tâm của người làm công tác giáo dục được đặt nặng như thế nào?
* PV: Thầy có thể giới thiệu sơ nét về những “thế mạnh” trong đào tạo của Thăng Long ở cả hai lĩnh vực Anh ngữ và Tin học?
- Thầy Nguyễn Thanh Sơn: Về CNTT, ngay từ khi đến học - câu hỏi đầu tiên mà Thăng Long đặt ra cho HV là học để làm gì? học để làm việc hay để lấy bằng? Đây là một thực tế về việc học tin học hiện nay mà chúng ta không thể phủ nhận. Theo quan niệm của thầy thì dù học để làm gì, Cơ sở cũng hết sức tạo điều kiện và áp dụng các phương pháp giảng dạy tối ưu cho học viên tự phát huy khả năng của mình là chính và đạt được yêu cầu của người học. Về ngoại ngữ, với chương trình Anh văn Thiếu nhi được Thăng Long đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Cơ sở đang liên kết với các trường Mầm Non, Tiểu học để giảng dạy trực tiếp tại trường. GV chọn phương pháp dạy phản xạ nhanh, theo đúng cách tư duy bằng trực quan sinh động bởi những hình ảnh hoặc tình huống cụ thể mà các em tự nhận biết, diễn đạt được ý tưởng mà không cần thông qua trung gian là tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi không đề cao yếu tố giáo viên người nước ngoài, mà chú trọng luyện cho các em các kỹ năng cơ bản hình thành thói quen làm việc với giáo trình, sự chỉnh sửa của GV dựa theo băng đĩa chuẩn quốc tế. Nên ngay từ khâu tuyển chọn GV bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn cao còn phải là người thầy có tâm huyết, nhiệt tình, kinh nghiệm và phải là tấm gương định hướng về đạo đức và lối sống chuẩn mực cho học trò, đồng thời các GV cũng được Cơ sở tập huấn hàng tuần về nghiệp vụ sư phạm cho phù hợp với từng cấp học của các em.
* PV: Theo đánh giá của thầy thì Cơ sở hiện đang nằm ở… “tầm nào” so với các trung tâm khác trong cùng lĩnh vực đào tạo?
- Thầy Nguyễn Thanh Sơn (cười): Tôi không dám nhận xét rằng mình đang ở vị thế nào mà chỉ mong muốn sao cho cơ sở ngày một phát triển, đáp lại sự tin tưởng và kỳ vọng của quý phụ huynh và học trò của mình. Với suy nghĩ trên, Thăng Long hoạt động với phương châm “tâm, tín và chất lượng”. Theo đó, nhờ ý thức được chất lượng giáo dục được quyết định bởi bốn yếu tố: giáo viên có tâm, có phương pháp phù hợp cho từng đối tượng, giáo trình kèm với phương tiện giảng dạy phù hợp, GV được liên tục tập huấn và hệ thống kiểm tra đánh giá; nên chúng tôi đã có những đầu tư rất kỹ về bốn yếu tố trên để có thể vươn lên gặt hái những thành công như hiện nay.
* PV: Xin cảm ơn Thầy!
Quốc Sơn (thực hiện)