Thứ bảy, 9/12/2017, 20h23

Vực dậy chất lượng GD ĐH

Xung quanh D tho Lut sa đi b sung mt s điu ca Lut GD ĐH d kiến trình Chính ph đu năm 2018, mi đây ti Đà Nng, B GD-ĐT đã t chc hi tho ly ý kiến...

PGS.TS Hoàng Văn Hin - Hiu trưng ĐH Khoa hc, ĐH Huế phát biu ti hi tho. Ảnh: V.Y

Tăng quyn cho hi đng trưng

Đây là đề xuất của nhiều đại biểu tại buổi hội thảo. PGS.TS Hoàng Văn Hiển - Hiệu trưởng ĐH Khoa học (ĐH Huế) - tâm tư: Nếu chủ tịch hội đồng trường (HĐT) không kiêm nhiệm các chức vụ khác thì lấy năng lực, uy tín ở đâu để làm chủ tịch HĐT? Cần làm rõ thêm về tổ chức bộ máy HĐT...

Thừa nhận thực tế này, GS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho rằng: “Chủ tịch HĐT rất khó làm rõ vai trò của mình, vì phần lớn hiệu trưởng là Bí thư Đảng ủy trường, điều này làm cho vai trò của chủ tịch HĐT bị mờ nhạt. Thậm chí là phó hiệu trưởng cũng chỉ muốn làm chức danh phó hiệu trưởng chứ không muốn làm chủ tịch HĐT”. Và theo GS.TS Trần Văn Nam thì nên cơ cấu chủ tịch HĐT là Bí thư Đảng ủy.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Phó Giám đốc ĐH Huế - cho rằng, cần quy định rõ hơn về tiêu chuẩn của chủ tịch HĐT và chủ tịch Hội đồng ĐH, nhất là về kinh nghiệm quản lý cần phải cao hơn so với dự thảo để đáp ứng điều hành được hội đồng và có tầm ảnh hưởng, ra được các quyết nghị.

Theo ông Hoàng Thanh Sơn - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc (ĐH Huế), thời gian qua HĐT chưa phát huy được hiệu quả. Nguyên nhân do công tác triển khai chưa quyết liệt, việc giám sát chưa thường xuyên, hiệu trưởng chưa quan tâm thành lập HĐT. Hiệu quả HĐT đem lại chưa cao, do năng lực thành viên HĐT còn hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện. Việc triển khai công tác này thiếu quyết liệt, dứt khoát. Vì vậy cần nâng cao vai trò HĐT, trao quyền cho HĐT.

Không nên phân bit gia ĐH quc gia và ĐH

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, thuật ngữ “ĐH” đã được sửa đổi, bổ sung: “ĐH là cơ sở GD ĐH đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm hệ thống trường, viện nghiên cứu và một số đơn vị trực thuộc khác để thực hiện hoạt động GD ĐH”. Việc bỏ cụm từ “tổ chức theo hai cấp”, bổ sung thêm cụm từ “đa ngành, đa lĩnh vực” đã tạo được sự thống nhất và liên thông trong hệ thống GD ĐH, tăng cường hội nhập quốc tế. Không nên phân biệt giữa ĐH quốc gia và ĐH vì sự phân biệt đó sẽ làm khó cho hội nhập và có sự phân biệt ngay trong Luật. Việc đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho một số ĐH nên có cơ chế chính sách riêng, có thể không nên đưa vào Luật. Trong ĐH nên có trường, viện nghiên cứu, các ĐH được thành lập nhằm phát huy ưu điểm của các ĐH đa lĩnh vực, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để giải quyết các nhiệm vụ to lớn về đào tạo và NCKH mà một trường ĐH chuyên ngành không thể đảm đương nổi. Mục đích đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo ĐH Y Dược Huế cho rằng, cần xác định rõ ràng tên gọi trường hay trường ĐH. Đơn cử quy mô ĐH Y Dược Huế tương đương quy mô ĐH Y Dược TP.HCM nhưng về tên gọi thì thấp hơn một cấp. Mục tiêu của các trường đều hướng đến hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao. Vì vậy cần có giải pháp phù hợp về hình thức, tên gọi và nội hàm hoạt động chất lượng.  ĐH Y Dược Huế là cơ sở đào tạo được ngành khác ngành GD sử dụng (ngành y tế) và có đặc thù riêng. Khác với các trường có cơ sở phục vụ đào tạo thực hành, ĐH Y Dược Huế còn có Bệnh viện ĐH. Bệnh viện ĐH này ngoài chức năng là tổ chức đào tạo NCKH còn có một số chức năng khác nên đề nghị bổ sung khái niệm Bệnh viện ĐH. 

Phát biểu kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, những ý kiến đóng góp của các đại biểu là những ý kiến xác đáng giúp ban soạn thảo xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD ĐH nhằm đưa ra luật mang tính lâu dài, bền vững. Đặc biệt là cơ sở để các cơ sở GD ĐH phát triển...

Vĩnh Yên