Thứ bảy, 21/10/2017, 14h41

Xác định nghề nào nghiệp đó

Đây là khng đnh ca các chuyên gia tư vn ti chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln 10 năm 2017 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi tnh đoàn Đng Nai cùng s đng hành ca ĐH Công ngh TP.HCM (HUTECH) và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) t chc cui tun qua hai trưng: THPT Phú Ngc và THPT Đnh Quán (Đng Nai).

ThS. Phùng Quán chia s v xu hưng vic làm vi các em hc sinh Trưng THPT Phú Ngc bên l chương trình 

Tại chương trình, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều sai lầm của các em học sinh trong việc chọn ngành nghề.

Chn ngh cũng như… chơi diu

ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng thông tin và truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) cho biết, Việt Nam hiện có 235 trường ĐH-CĐ với khoảng 5.000 ngành nghề đào tạo và hơn 500 chương trình liên kết quốc tế. Trong đó, có trường đi theo hướng thực hành, có trường theo hướng nghiên cứu và nhiều trường thiên về ứng dụng. Với số ngành nghề và hệ thống đào tạo như trên, việc chọn lựa cho mình một ngành học là không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, trước hết bản thân có khả năng đến đâu, đam mê thế nào?... “Năng lực không đáp ứng với ngành nghề đã chọn xem như một thất bại lớn, đồng nghĩa với việc tự đánh mất cơ hội việc làm để phát triển bản thân”, ThS. Phùng Quán đúc kết.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A (Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM) khuyên: “Khi chọn một nghề mà không được sự đồng thuận của gia đình thì hãy thuyết phục bằng sự trưởng thành chứ không phải bỏ nhà đi hay dọa bằng cách này, cách khác để người lớn chiều theo. Các em hãy tìm mọi cách chứng minh mình chọn nghề đó là đúng. Khi có sự đồng thuận của người thân, hãy xác định nghề nào nghiệp đó. Muốn theo đuổi phải rèn bản thân mình, tự tìm hiểu nghề đó cần những điều kiện, tố chất gì?... Thời gian học, cần tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường để trui rèn nhiều kỹ năng thì mới có thể trở thành lao động chất lượng cao mà xã hội cần”.

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra sai lầm trong việc chọn nghề xuất phát từ gia đình. Theo đó, bố mẹ luôn “dài tay”, dành những gì tốt nhất cho con trong khi không đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. Chọn một nghề nào đó cần đặt trong bối cảnh kinh tế gia đình, xem tiềm lực kinh tế gia đình đến đâu, có tài chính dài hơi không… “Thực tế, học sinh không có thông tin về bản chất nghề nghiệp, mất phương hướng nghề nghiệp và chọn nghề theo phong trào, hậu quả nghiêm trọng thì đã rõ”, ThS. Vũ Quang Huy (Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) nhìn nhận.

Chuyên gia Tô Nhi A ví chọn nghề cũng như chơi diều, phải hội đủ các yếu tố thì mới đạt mục đích. Diều no gió thì bay cao. Người học có đủ các điều kiện thì mới thành công. Cụ thể, muốn chơi diều thì phải có các điều kiện: Con diều, địa điểm thả, gió, kỹ năng thả và đặc biệt là phải có đam mê với nó...

“Không thể gào lên với nghịch cảnh, chúng ta không thể tạo ra gió nhưng có thể dự báo. Kỹ năng thả diều chính là năng lực của người học. Bản thân có ưu thế gì, có hứng thú với ngành học nào…, đó là những điều kiện góp phần quyết định. Với nghề mình chọn, sau hào quang là mồ hôi và nước mắt, sẽ không bao giờ bước trên thảm đỏ nếu không có sự nỗ lực của bản thân. Diều chỉ bay cao khi ngược gió. Con người chỉ có thể trưởng thành trong nghịch cảnh”, chuyên gia Tô Nhi A chia sẻ.

Cơ hi vic làm là bn thân

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, ngành nghề nào cần nhiều lao động? Đó là câu hỏi của học sinh Trường THPT Phú Ngọc dành cho ThS. Đoàn Thanh Phong (Trưởng ban tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM). Ông Phong cho rằng, trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm ngành công nghệ kỹ thuật luôn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, lao động ngành này của Việt Nam đang trong tình trạng thiếu - thừa (thừa lao động hạn chế ở kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ kém). Theo đó, công nghệ ô tô, cơ điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông… là các ngành dẫn đầu không chỉ thị trường lao động trong nước mà còn ở thị trường khu vực ASEAN.

Ông Phong nhấn mạnh: “Học một ngành làm nhiều nghề nếu có kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, không bám trụ ở một không gian mà có thể đi làm ở một nơi khác, một quốc gia khác. Các em không nên suy nghĩ bế tắc về việc làm mà phải biết rằng thất nghiệp là lỗi của chính mình. Xã hội phát triển, xu hướng hội nhập có thể giảm bớt lao động chân tay nhưng cần lao động kỹ thuật công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao”.

Em Hữu Quang (học lớp 12A1 Trường THPT Phú Ngọc) lo ngại Việt Nam sẽ không mở cửa nhập khẩu ô tô vì vấn đề môi trường, liệu số người ồ ạt đi học ngành công nghệ ô tô ra trường có việc làm hay không? ThS. Đoàn Thanh Phong khẳng định đây là một thị trường lao động đầy tiềm năng, bởi nhóm ngành kỹ thuật công nghệ chiếm tới 35% thị trường lao động. Trong khi đó, dự kiến đến 2025, Hà Nội và TP.HCM sẽ giảm lưu lượng xe máy, tăng ô tô.

Tại Trường THPT Định Quán, nhiều học sinh thắc mắc về điều kiện đi du học. ThS. Vũ Quang Huy (Phó Trưởng ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng ngoài các điều kiện tài chính, học lực, khả năng ngoại ngữ thì điều kiện không kém quan trọng và quyết định đến sự thành bại đó chính là khả năng thích nghi với môi trường sống, khả năng tự chủ trong học tập. Trước thắc mắc của một học sinh trường này về nhân lực ngành công nghệ thông tin trong vài năm tới, ThS. Phùng Quán cho hay, năm 2017 có 10 sinh viên Việt Nam tham gia làm việc tại Google, Facebook… với mức lương khởi điểm từ 2.000 USD - 6.000 USD. Điều này chứng tỏ năng lực của sinh viên Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào. “Không có ngành nghề nào hot, ngành nghề nào cũng cần nhân lực, quan trọng là nỗ lực của mình đến đâu. Thu nhập và cơ hội thăng tiến là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người”, ThS. Phùng Quán lưu ý.

Trn Anh