Chủ nhật, 3/6/2018, 20h45

Xiếc thú lao đao vì lệnh cấm

Va qua, Liên minh châu Á vì đng vt (AFA) có thư gi B VH-TT&DL cùng Liên đoàn Xiếc Vit Nam vi mc đích kêu gi “Cm dùng đng vt hoang dã trong hot đng biu din xiếc”. Điu này đã gây nên nhiu ý kiến trái chiu trong dư lun.

Kh đưc hun luyn cho mt tiết mc biu din ca Nhà hát Phương Nam

Loay hoay trưc lnh cm

Hiện nay, các sân khấu nghệ thuật nói chung như: Tuồng, chèo, cải lương đều gặp các khó khăn. Tuy nhiên, nghệ thuật xiếc Việt Nam vẫn thu hút được khán giả nhỏ tuổi nhờ chương trình xiếc thú.

Những ngày qua, ngành xiếc TP.HCM xôn xao vì Liên minh châu Á vì động vật gửi thư đến Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện kêu gọi cấm dùng động vật hoang dã trong hoạt động biểu diễn xiếc. Tổ chức này đồng thời cũng gửi thư tới Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM đề nghị xem xét lại vấn đề sử dụng động vật trong các buổi biểu diễn xiếc tại Công viên văn hóa Đầm Sen. Những môn xiếc thú vốn hấp dẫn người xem, hóa ra lại là những hành vi ngược đãi, hành hạ động vật.

Hiện nay, có 19 loài động vật khác nhau đang được sử dụng để biểu diễn tại các rạp xiếc, trong đó có cả những loài được xếp vào mức độ nguy cấp. Theo những thông tin AFA thu thập được, có rất nhiều cá thể bị nuôi nhốt trái phép. Những con vật sống trong điều kiện vô cùng nghèo nàn, nơi ở tồi tàn, chế độ huấn luyện mang tính ngược đãi động vật, bị khống chế bằng sự sợ hãi và đe dọa để ép buộc chúng phải thực hiện các hành vi phi tự nhiên trong trạng thái căng thẳng tột độ. Chính vì điều này, AFA mong muốn hoạt động biểu diễn ở Việt Nam chấm dứt hoàn toàn sự bóc lột động vật tại các cơ sở biểu diễn xiếc.

Sau khi bị Liên minh châu Á vì động vật chỉ đích danh “Việc Công viên văn hóa Đầm Sen sử dụng gấu, ngựa... để biểu diễn xiếc là để phục vụ mục đích thương mại, chúng tôi tin rằng hành vi này là trái pháp luật”, một số tiết mục biểu diễn xiếc thú ở Công viên văn hóa Đầm Sen đều được dừng lại. Điều đó đồng nghĩa với việc mất đi một số tiết mục hấp dẫn. Nghệ sĩ chuyên biểu diễn xiếc thú giờ chưa có việc làm nên phải tạm chuyển sang làm đạo cụ sân khấu, xiếc thú trở nên lao đao hơn bao giờ hết.

Đáp án nào cho xiếc thú

Phản hồi thông tin về biểu diễn động vật hoang dã, lãnh đạo Công viên văn hóa Đầm Sen cho biết, hiện tất cả động vật hoang dã nuôi và biểu diễn tại đây đều có nguồn gốc, có gắn chíp quản lý của các cơ quan chức năng và được chăm sóc tốt. Việc diễn xiếc chỉ diễn ra trong hai ngày cuối tuần và mỗi chương trình chỉ diễn ra trong 20 phút. Tuy vậy, sau phản ứng của Liên minh châu Á vì động vật các chương trình biểu diễn xiếc thú tại Đầm Sen đã không còn các tiết mục xiếc động vật hoang dã như xiếc voi và xiếc gấu.

Khi nghe tin xiếc đng vt hoang dã b cm din, ni trăn tr th hin trên khuôn mt ca nhiu ngh sĩ xiếc thú. Thế nhưng, vi lòng yêu ngh và xiếc cũng là công vic giúp h tìm kế sinh nhai nên h vn phi tiếp tc công vic phc v khán gi nhí bng cách chuyn mnh sang biu din các tiết mc thú nuôi, như xiếc chó, xiếc dê, xiếc vt…

Khi nghe tin xiếc động vật hoang dã bị cấm diễn, nỗi trăn trở thể hiện trên khuôn mặt của nhiều nghệ sĩ xiếc thú. Thế nhưng, với lòng yêu nghề và xiếc cũng là công việc giúp họ tìm kế sinh nhai nên họ vẫn phải tiếp tục công việc phục vụ khán giả nhí bằng cách chuyển mạnh sang biểu diễn các tiết mục thú nuôi, như xiếc chó, xiếc dê, xiếc vịt…

Theo NSƯT Phi Vũ, Phó Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, “những con thú được thuần phục như gấu, trăn, voi, ngựa… được người nghệ sĩ chăm sóc, nuôi dạy và được ở trong một điều kiện an toàn, không hề có sự đánh đập. Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng việc cấm xiếc thú là thiếu cơ sở, điều quan trọng ở đây là chúng ta nên có quy định cụ thể về môi trường chăm sóc, môi trường huấn luyện và biểu diễn phù hợp với đặc thù của xiếc thú và từng loại thú. Trong trường hợp đơn vị nào nuôi nhốt, huấn luyện động vật hoang dã như voi, gấu, sư tử... với mục đích biểu diễn xiếc thú nhưng trái với quy định và có hành vi tận diệt động vật thì cơ quan chức năng mới nên vào cuộc xử lý, đóng cửa”.

Trước vấn đề này, nhiều nhà chuyên môn nghệ thuật xiếc ở Việt Nam cho rằng, với mong muốn của AFA vì động vật nên không thể không thực hiện nhưng cũng cần có lộ trình. Dẫu sao, sân khấu biểu diễn xiếc không thể không có xiếc thú bởi mỗi con vật đều gắn liền với ký ức tuổi thơ lẫn việc giáo dục cho trẻ em.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống, để giữ gìn thương hiệu xiếc Việt Nam, các nghệ sĩ đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, tập luyện, dàn dựng những tiết mục mới, hấp dẫn khán giả. Với xiếc thú, người nghệ sĩ không chỉ là diễn viên, người huấn luyện mà còn là bạn diễn của các con thú, tạo cảm giác gần gũi với khán giả.

Bài, nh: Yên Hà