Chủ nhật, 17/12/2017, 01h23

Xóa bỏ phòng GD-ĐT quận, huyện: Đề xuất thiếu cơ sở khoa học

Mi đây, ông Bùi Nam - mt nhà giáo có đ xut nên xóa b phòng GD-ĐT qun, huyn nhm tinh gn biên chế. Qua đó tăng tính t ch, trách nhim cho hiu trưng, đng thi góp phn tăng lương cho giáo viên (GV).

Nếu bỏ phòng GD-ĐT quận, huyện thì sở GD-ĐT sẽ khó có thể sâu sát được các trưng. Ảnh: M.P

Đề xuất được đưa ra trong quá trình cả nước thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 về tinh giảm biên chế, giảm đầu mối; và Bộ GD-ĐT lấy ý kiến xung quanh Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục lần 2. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ giáo dục thì đề xuất của ông Nam thiếu cơ sở khoa học.

Không có phòng, s s... đui

Ông Bùi Ngọc Phi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cửu Long (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng, ý kiến này thiếu cơ sở. Phòng GD-ĐT quản lý, giám sát GD các trường của từng địa bàn, tham mưu công tác liên quan đến GD cho UBND quận. Mặt khác, phòng là ngành dọc nối tiếp của sở, triển khai các văn bản, tư vấn hoạt động GD đến trường học. Đơn cử, đối với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhà trường có thể phấn đấu làm tốt các tiêu chí liên quan đến GD nhưng các tiêu chí liên quan đến trường lớp, cơ sở vật chất, hồ bơi, sân bãi... thì trường không thể tự làm được. Lúc này rất cần đến phòng GD-ĐT tham mưu lên UBND quận, huyện để có hướng dẫn, giúp đỡ. Hoặc việc triển khai Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT về đánh giá HS tiểu học, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức triển khai văn bản, tập huấn đến các phòng GD-ĐT, phòng tiếp tục tổ chức triển khai, tập huấn đến các trường. Vì thế, nếu giao hết cho sở GD-ĐT quản lý là rất khó để quản lý sâu sát.

Đối với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng, ông Phi cho biết rất khó khả thi. Thông thường, hiệu trưởng từ GV đi lên, được đào tạo chuyên môn giảng dạy, chuyên môn quản lý. Ở các khía cạnh kinh tế tài chính, y tế học đường, phòng cháy chữa cháy... thì không được đào tạo. Thực tế không phải hiệu trưởng nào cũng đủ khả năng để quản lý, nắm bắt mọi công việc. Và quan trọng hơn là không phải hiệu trưởng nào cũng đủ bản lĩnh để làm, để chịu trách nhiệm trước mọi công việc.

Bàn về vấn đề này, cô Trần Thúy An - Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM) - chia sẻ, tại sở GD-ĐT có phòng ban quản lý bậc học từ mầm non đến THPT. Tuy nhiên, với lực lượng nhân sự mỏng, liệu sở có thể quản lý được hết tất cả các trường trong thành phố khi không có sự tham gia của phòng GD-ĐT?

Theo cô An, ngân sách dành cho GD chiếm khá lớn trong cán cân tiền lương nhưng mặt bằng chung thì lương GV không cao. Việc xóa bỏ phòng GD-ĐT có thể giảm bớt cồng kềnh đội ngũ, nhưng nếu nói để tăng lương cho GV thì không khả thi vì nhân sự mỗi phòng chưa đến 20 người. Tăng lương có thể thực hiện ngay trong nhà trường, bằng cách ban giám hiệu linh động ứng dụng công nghệ trong quản lý, nâng cao ý thức phục vụ của HS. Qua đây giảm nhân sự khâu phục vụ, từ đó bù đắp tiền lương cho GV.

Nhân s s không gim

Hiện cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của phòng GD-ĐT gồm 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng cùng các bộ phận văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính, GD mầm non, GD tiểu học, GD THCS, phổ cập GD, công đoàn, đoàn - đội, nghiệp vụ thư viện - thiết bị, thi đua khen thưởng...

Tại quận Tân Bình, năm học này, GD công lập có 26 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 13 trường THCS với gần 70 ngàn HS. Ngoài các trường công lập còn có các trường ngoài công lập.

Ông Trần Khắc Huy - Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình - chia sẻ, biên chế của phòng có 18 người. Với chức năng, nhiệm vụ hiện tại, số biên chế này không đủ sức để thực hiện nhiệm vụ. Chỉ riêng công tác chuyên môn, dự giờ, đánh giá, phòng đang phải nhờ đến Trường Bồi dưỡng giáo dục quận hỗ trợ. Như vậy, nếu giao về Sở GD-ĐT thì khó tránh được quá tải vì quản lý sẽ không xuể.

“Ý kiến xóa bỏ phòng GD-ĐT quận, huyện và giao về cho sở GD-ĐT quản lý có thể phù hợp với một số địa phương ít HS, ít trường. Còn đối với TP.HCM đông dân cư, nhiều trường học là không phù hợp. Nhà nước có thể tính lại thang bậc lương để tăng lương cho giáo viên, chứ không thể tăng lương bằng cách xóa bỏ phòng GD-ĐT”, ông Huy nói.

Cô Võ Ngọc Thu - Nguyên Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 - cũng cho biết, xóa bỏ phòng GD-ĐT thì bắt buộc sở GD-ĐT phải tăng nhân sự mới có thể quản lý được hết hàng ngàn trường học với hàng triệu HS. Như vậy, sẽ không có gì là thay đổi trong việc tinh giảm đội ngũ vì giảm ở phòng thì lại tiếp tục tăng ở sở. Chưa kể, xét về quản lý chuyên môn, nhân sự ở sở sẽ khó nắm bắt kịp thời và xử lý các sự việc xảy ra dưới trường học so với việc quản lý của đội ngũ nhân sự phòng GD-ĐT. Như vậy, trong bất kỳ điều kiện nào, vẫn bắt buộc phải có mạng lưới phòng quản lý để kịp thời báo cáo công việc về sở.

Minh Phương