Thứ ba, 6/2/2018, 20h38

Xử lý tận gốc nông sản bẩn

Đó là mt trong nhng nhim v ct yếu đưc Th trưng B NN&PTNT Vũ Văn Tám nhn mnh ti Hi ngh trc tuyến toàn quc v “Trin khai Kế hoch hành đng, bo đm ATTP trong lĩnh vc nông nghip năm 2018”. Hi ngh đưc t chc vào chiu 6-2.

Tht heo ti ch đu mi Bình Đin (TP.HCM). Ảnh: A.Khánh

Tại điểm cầu TP.HCM có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm; Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Phước Trung tham dự.

Còn tn ti nhiu bt cp

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành đã tập trung phân tích những bất cập, tồn tại trong quản lý VSATTP. Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý hành vi vi phạm ATVSTP đang có sự chồng chéo giữa nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến những kẽ hở cho thực phẩm kém chất lượng xuất hiện nhiều trên thị trường. Cụ thể, với mặt hàng nông sản trồng trọt trên đồng ruộng do Bộ NN&PTNT quản lý nhưng khi sản phẩm phân phối ra thị trường thì thuộc Bộ Công thương quản lý. Và sản phẩm đó lên bàn ăn lại do Bộ Y tế quản lý.

Mặt khác thói quen người tiêu dùng cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Không ít người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm ở chợ tạm, hàng rong...

Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT - cho biết, trong năm 2017, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều đoàn thanh tra (cả công khai lẫn bí mật) để kiểm tra các cơ sở, hộ kinh doanh nông sản, thực phẩm. Theo đó, đoàn đã phát hiện nhiều địa phương để xảy ra tình trạng bơm tạp chất vào tôm (Hà Nội; Đà Nẵng); tiêm thuốc an thần vào heo (cơ sở giết mổ Xuyên Á, TP.HCM)…

“Chúng ta không làm tốt công tác thanh kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo VSATTP, chất lượng vật tư nông nghiệp thì việc bơm tạp chất, tiêm thuốc an thần đến dư thừa lượng thuốc thực vật trên rau, củ, quả… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình trạng mất VSATTP ngày càng nghiêm trọng”, ông Việt lo lắng.

Theo ông Việt, năm 2018 có rất nhiều thách thức nếu thanh tra, kiểm tra không tốt. Muốn làm tốt công tác này thì chỉ có ngành NN&PTNT là không thể. Vì vậy, để công tác đảm bảo VSATTP, các tỉnh, thành cần triển khai làm hai giai đoạn. Cụ thể, từ nay đến Tết và sau Tết một tháng, các địa phương phải đẩy mạnh thanh, kiểm tra đột xuất; xác định những thực phẩm có nguy cơ mất VSATTP và công khai trên báo chí; Những tháng còn lại của năm 2018, tiếp tục tập trung vào chất cấm (trong và ngoài danh mục)

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - cho biết, Hà Nội đang rất quyết liệt, xử lý nghiêm các cơ sở, hộ kinh doanh khi vi phạm 3 hành vi về VSATTP. Theo đó, xử phạt bằng tiền ngay khi phát hiện, đây là giải pháp tức thì, mang tính răn đe.

“Hiện tại 100% các cơ sở giết mổ tại Hà Nội đã ký cam kết ATVSTP. Sau khi các cơ sở ký cam kết, các cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, giám sát. Nếu phát hiện sai phạm là tước giấy phép kinh doanh, trong trường hợp xảy ra nghiêm trọng sẽ chuyển cơ quan công an để truy tố trước pháp luật”, ông Sửu nói.

Ngưi dân phi biết ty chay thc phm bn

Riêng tại TP.HCM, để hạn chế đến mức thấp nhất thực phẩm bẩn xuất hiện trên mâm cơm của người dân, TP đã thí điểm truy suất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm. Hiện UBND TP đã phê duyệt dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP”. Theo đó, trong giai đoạn đầu sẽ thực hiện đối với ngành hàng thịt heo tại chợ Bến Thành (Q.1) và chợ đầu mối Hóc Môn (huyện Hóc Môn). Sau đó dự án sẽ được triển khai tiếp tại 12 chợ truyền thống và tại tất cả chợ ở TP sau năm 2020.

Tiếp theo ngành hàng thịt heo, dự án sẽ được triển khai ở các ngành hàng khác thuộc các nhóm hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu và dịch vụ ăn uống. Điều đáng nói là TP yêu cầu người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ phải có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động thực tế; có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc bản cam kết chấp hành các quy định đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, nhấn mạnh, đảm bảo VSATTP là mối quan tâm chung của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cũng như toàn dân. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018.

“Kế hoạch nhằm mục tiêu, nâng cao hiệu quả việc quản lý ATTP; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu”, ông Tám nói.

Theo đó, các tỉnh, thành phải tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản theo quy định; tăng cường kiểm soát ATTP tại các chợ đầu mối, các cơ sở chuyên kinh doanh nông lâm thủy sản. Tổ chức giám sát ATTP, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản...) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không đảm bảo an toàn.

“Giải pháp tốt nhất trong đảm bảo VSATTP đó là công tác tuyên truyền. Chỉ có tuyên truyền mạnh tới các cơ sở, doanh nghiệp, nhất là làm sao cho người dân biết được đâu là thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn… Từ đó, chính người dân sẽ tẩy chay những doanh nghiệp làm ăn gian dối, chúng ta mới ngăn chặn được thực phẩm bẩn vào bàn ăn của người dân”, ông Tám khẳng định.

An Khánh