Thứ năm, 23/11/2017, 22h43

Yêu cầu Google, Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam: Đồng tình nhiều, phản đối cũng lắm

Sáng 23-11, tho lun v d án Lut An ninh mng, nhiu ĐBQH cho rng cn có Lut An ninh mng bi tình hình hin nay, an ninh mng là vn đ quan tâm ca toàn cu, có tác đng mnh m, toàn din đến các lĩnh vc ca đi sng xã hi.

Đi biu Nguyn Hu Cu cho rng yêu cu Google, Facebook đt máy ch đã đưc 14 nưc trên thế gii đt raẢnh: PV

Theo ĐB Triệu Tuấn Hải (Lạng Sơn), hệ thống thông tin nước ta đang phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công không chỉ nhằm vào hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước mà còn nhằm vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân. Nguy cơ từ vấn đề này rất lớn, không chỉ mất an toàn thông thường mà còn là vấn đề an ninh chính trị, sự ổn định vững mạnh của cả chế độ, sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và sự an toàn của nhân dân. ĐB đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật theo hướng điều chỉnh về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng và bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai trên thực tế.

ĐB Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an Nghệ An - cho biết, yêu cầu đặt máy chủ đã được 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Australia, Canada, Columbia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… đặt ra.

“Yêu cầu này vì sao các nước làm được, Việt Nam lại không làm được?”, ông Cầu nói và cho rằng các doanh nghiệp internet nước ngoài thu lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thì phải chịu các quy định bình đẳng như các doanh nghiệp khác.

“Chúng ta chỉ yêu cầu đặt máy chủ, quản lý người dùng Việt Nam chứ không phải đặt toàn bộ máy chủ dữ liệu vì máy chủ dữ liệu cung cấp cho nhiều quốc gia chứ không cho một nước cụ thể”, ông Cầu phân tích.

Ý kiến của ĐB Cầu được nhiều người ủng hộ nhưng cũng có không ít ĐB không đồng tình, ĐB Nguyễn Lân Hiếu, tỉnh An Giang cho rằng: “Chúng ta có thể bắt ép các công ty đa quốc gia đặt máy chủ tại Việt Nam, nhưng tôi xin đặt lại vấn đề là nếu chúng ta bắt người ta đặt máy đấy nhưng người ta không sử dụng, hay sử dụng những công nghệ đám mây thì chúng ta làm gì được. Nếu chúng ta quản lý cứng nhắc hiệu quả không được bao nhiêu, nhưng hình ảnh hội nhập sáng tạo của Việt Nam trên thế giới chắc chắn bị ảnh hưởng”.

ĐB Hiếu cũng đề nghị “đừng thấy những con số hàng trăm triệu USD quảng cáo mà không thu được thuế là chúng ta đã bị mất hoàn toàn”. Lý do, những thông tin bổ ích mà hàng ngày mạng xã hội mang lại là một bộ phận rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống xã hội, dân trí của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng một Chính phủ sáng tạo, hành động và liêm chính.

Đại biểu Lê Thu Hà, tỉnh Lào Cai cũng đề nghị cân nhắc kỹ quy định về máy chủ. Ngoài việc không phù hợp với các cam kết của Việt Nam, vấn đề đặt ra ở đây là nếu các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông do tính toán kinh tế, tính toán đến lợi ích và chi phí họ từ chối đặt máy chủ tại Việt Nam thì giải pháp của chúng ta là gì?

“Theo tôi, trong khi chúng ta chưa có được giải pháp thay thế một cách toàn diện thì việc đặt máy chủ ở đâu không quan trọng bằng quy trình đảm bảo an ninh mạng đối với dữ liệu trên đó cũng như việc khai thác, sử dụng các dữ liệu đó ra sao”, bà Hà nói.

ĐB Trần Hồng Hà, tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, Google, Facebook chỉ có một số trung tâm dữ liệu để chứa máy chủ của họ trên toàn thế giới, không phải tại nước nào họ cũng đặt máy chủ.  

Nếu quy định như dự thảo thì sẽ khó thực hiện được, nếu các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook không chấp nhận đặt máy chủ tại Việt Nam thì người dùng tại Việt Nam không thể sử dụng rất nhiều dịch vụ tiện ích. Điều này có thể làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung số đang bùng nổ hiện nay.

Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, đây là dự án luật rất quan trọng để góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, đặc biệt là bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của an ninh quốc gia. Luật này cũng có ý nghĩa quan trọng trước sự phát triển lành mạnh của khoa học kỹ thuật, công nghệ và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

Tình hình an ninh không gian mạng trên khu vực và thế giới hiện diễn ra phức tạp, nhất là các hoạt động tấn công mạng, gián điệp, khủng bố trên mạng, đặc biệt là nguy cơ “chiến tranh lạnh” đã và đang đe dọa trực tiếp tới nước ta. 

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Luật An ninh mạng được ban hành sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, các cơ quan, tổ chức và nhân dân có thể chủ động tiến hành có hiệu quả các hoạt động, biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh, loại trừ các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng; các hành vi tấn công vào hạ tầng kỹ thuật mạng máy tính, viễn thông, internet ở Việt Nam; đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế của pháp luật hiện hành, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

 “Ban soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật để trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Nhóm PV