Thứ sáu, 21/1/2022, 11h49

36 năm thầm lặng đưa đò

36 năm gắn bó với bục giảng, thầy giáo Võ Duy Quang - Trường THCS Nguyễn Thị Thập, Q.7, TP.HCM đã tích lũy cho mình một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng với nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng và đào tạo nhân tài.


Thy Võ Duy Quang có 36 năm đng trên bc ging

Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021 chính là món quà tinh thần lớn lao của ngành GD-ĐT TP.HCM tri ân cho những đóng góp thầm lặng của nhà giáo Võ Duy Quang cho ngành GD-ĐT huyện Nhà Bè trước đây và Q.7 bây giờ.

Rẽ bước sang nghề giáo

Ít ai biết rằng, trước khi trở thành thầy giáo cấp 2, thầy Quang là một kép hát cải lương thuộc biên chế của Đoàn cải lương Sài Gòn 3 sau ngày miền Nam mới hoàn toàn giải phóng. Vốn có giọng hát ngọt ngào lại mê đờn ca tài tử nên chàng trai đã tìm các thầy đờn như Văn Vĩ, Văn Giỏi để học ca. Thế nhưng cuộc sống khó khăn của người nghệ sĩ nay đây mai đó đã không kéo giữ được đôi chân của chàng trai chuyên vào vai phụ trên sân khấu. “Có bằng tốt nghiêp cấp 3 lại được ba mẹ khuyên nhủ tôi quyết định thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM học. Ngày giấy báo trúng tuyển về nhà cũng là ngày tôi chia tay với đoàn hát để trở lại làm giáo sinh dù lúc đó tuổi đã cao”. Thầy Quang nhớ lại!

Do cha mẹ già yếu, hoàn cảnh khó khăn nên năm 1986 ra trường, thầy giáo trẻ Duy Quang không phải về tỉnh công tác như bao bạn bè khác mà được phân công xuống dạy tại huyện Nhà Bè. “Tôi nhà ở quận 3 phải đi xe đạp hàng ngày xuống Trường cấp 2 Tây Quy 3 (nay là Trường THCS Trần Quốc Tuấn) để dạy rất vất vả nhưng đó chưa phải là khó khăn nhất. Hầu hết HS ở đây là con em dân lao động tứ xứ có hoàn cảnh nghèo khó, nhiều em lại chưa ngoan. Đây là một thách thức đối với các thầy cô, nhất là GV chủ nhiệm”.


Thy Võ Duy Quang nhn gii thưng Võ Trưng Ton năm 2021

Thế nhưng, đây là thời kỳ gian lao nhất về kinh tế, đồng lương không đủ sống nên nhiều GV lần lượt rời xa bục giảng. Nhưng với thầy Quang, dù khó khăn đến mấy thầy vẫn chưa bao giờ có ý định rời xa bục giảng. Nhớ lại những tháng ngày qua, nhiều ký ức vẫn hiện về rõ mồn một trong trí nhớ thầy: “Muốn bám trụ được, tôi quyết định làm thêm nghề phụ đó là nghề may quần áo mà tôi vẫn một buổi lên lớp và 1 buổi ở nhà cắt may hàng cho khách”. Để có tiền đi học may đồ tây, mua máy khâu hành nghề, thầy phải chắt chiu từng đồng lương nhà giáo ít ỏi. Sau khi lấy vợ cũng là cô giáo và có nghề may đồ nữ, một tiệm may đầu đường Kỳ Đồng đã trở thành “hậu phương” trọn vẹn và vững chắc để giúp gia đình nhà giáo vượt qua khó khăn và đặc biệt hơn là thầy được gắn bó với nghề.

Câu nói: “Thầy giáo già, con hát trẻ” rất đúng khi vận vào quá trình dạy học của thầy Võ Duy Quang. Kiên trì nhiều năm đứng trên bục giảng đã cho thầy được những bài học kinh nghiệm quý trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, nắm bắt từng đối tượng HS và đặc biệt phát huy và bồi dưỡng kịp thời các thành viên để có một đội tuyển HS giỏi xứng tầm.

Sau khi về Trường cấp 2 Tân Thuận 3, huyện Nhà Bè (nay là Trường THCS Huỳnh Tấn Phát, Q.7) được sự tín nhiệm của ban giám hiệu nhà trường, thầy đứng ra thành lập đội tuyển HS giỏi môn sử. Bên cạnh trách nhiệm tổ trưởng môn sử, thầy còn phải lên kế hoạch phát hiện ra được những HS đam mê môn lịch sử, có năng khiếu bộ môn từ lớp 8 đến lớp 9. Ngoài các buổi lên lớp chính khóa, các tiết học bồi dưỡng HS giỏi đã tạo thêm động lực cho thầy có thêm phương pháp nghiên cứu, tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.

Những mùa “quả ngọt”

Có thể nói, phải chờ đến năm 2009 khi thầy chuyển về Trường THCS Nguyễn Thị Thập thì thành quả ấy mới thực sự chín muồi và viên mãn. Lúc này uy tín và tiếng thơm bồi dưỡng HS giỏi của thầy Võ Duy Quang đã bắt đầu có chỗ đứng để đồng nghiệp thực sự nể nang và khâm phục. Không chỉ đồng nghiệp mà ngay HS cũng tìm đến thầy đông hơn: “Nghe các thế hệ đi trước kể lại, các em HS không còn ngần ngại khi học môn lịch sử, điều này làm cho tình yêu bộ môn các em càng được bền chặt. Đây cũng là thuận lợi khi GV thuyết phục được HS dễ dàng hơn khi được chọn vào danh sách đội tuyển”.


Thy Võ Duy Quang cùng các hc trò ca mình

Rõ ràng về phương diện này, nhờ dạy học có hiệu quả, chất lượng cao nên “thương hiệu” bộ môn và GV dạy sử đã được khẳng định hơn. Công sức lao động ngày đêm của thầy và tổ bộ môn được đền đáp xứng đáng khi tỷ lệ HS giỏi cuối năm tăng, đặc biệt từ năm 2000 đến nay năm nào cũng có HS giỏi đậu cấp quận và cấp TP. Ngoài các giải nhì, giải ba liên tiếp hàng năm, năm học 2018-2019 đã có 1 em HS giỏi đoạt giải nhất cấp TP.

Là ngưi gn bó lâu năm vi Trưng THCS Nguyn Th Thp, thy Nguyn Phi Hùng - Phó hiu trưng Trưng THCS Nguyn Th Thp đánh giá: “Thy Võ Duy Quang là mt nhà giáo gương mu, luôn hoàn thành xut sc trách nhim đưc giao. Trong công tác giáo dc HS, thy luôn tìm tòi nghiên cu hc tp đ có cách dy phù hp vi xu hưng đi mi phương pháp ging dy. Chính vì thế mà thy đã đt đưc nhiu kết qu cao trong chuyên môn. Đc bit, v công tác bi dưng, nhà trưng đã có nhiu năm có HS gii đt cp qun cp TP, trong đó có công sc ca thy. Vi dáng ngưi mnh khnh, làm vic quên thi gian, thy Quang luôn đưc đng nghip quý mến vì tính cách hòa đng, vui v. Tn tâm vi HS nên thy luôn đưc nhiu thế h HS quý trng. Đó là phn thưng cao quý mà thy Quang nhn đưc v mình sau 36 năm chung thy vi ngh giáo…”.

5 năm liền, thầy Võ Duy Quang đạt danh hiệu GV giỏi cấp quận. Như người thợ miệt mài tìm quặng quý, thầy Quang đã phát hiện và gìn giữ được một “mỏ vàng” vô giá về giải thưởng cho nhà trường mà thế hệ trước đó chưa ai làm được. Nhiều năm liền, tổ sử đạt đanh hiệu Tổ chuyên môn xuất sắc không thể không kể tới công lao của người “nhạc trưởng” Võ Duy Quang. Ở địa phương, thầy còn là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, từng là đại biểu HĐND cấp phường. Vì thế ngoài các giấy khen, phần thưởng cấp trường, thầy Quang còn vinh dự nhận được nhiều giấy khen, cấp quận, cấp TP trong chuyên môn và hoạt động xã hội.

Bài, ảnh: Hương Thy