Thứ năm, 24/10/2019, 20h11

4 bức tranh về Kiều hấp dẫn người xem

Sau 2 năm đu tư, d án Nàng Kiu do Nhà hát Tui tr phi hp vi Vin Goethe Vit Nam thc hin da trên Truyn Kiu ca Đi thi hào Nguyn Du va chính thc ra mt ti Hà Ni và TP.HCM.

Tác phm Ngm Kiu ca đo din Hng Vân

Phương tiện thấu hiểu văn hóa

Từ thế kỷ 19, Truyện Kiều đã được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia và đến nay vẫn được xem như một kho tàng chứa đầy kinh nghiệm sống cho cả nam giới và phụ nữ. Trải qua những thăng trầm của đất nước, tác phẩm ấy vẫn tỏa sáng và là nguồn cảm hứng vô tận cho giới mỹ thuật, sân khấu và điện ảnh… khai thác thể hiện. Không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra cả thế giới, họ sánh Nguyễn Du ngang tầm với những nhà văn lớn trên thế giới như: Shakespeare, Goethe, Chekhov, Cervantes… Truyện Kiều thậm chí còn lôi cuốn những độc giả không biết nhiều về Việt Nam bởi họ cho rằng, vẻ đẹp ngôn ngữ cùng vô vàn những tình huống éo le của cuộc đời, những niềm hy vọng ẩn chứa trong câu chuyện, cuộc giải cứu thần kỳ và sự phục hồi phẩm giá của Kiều là một phần của di sản văn hóa Việt. Hơn thế, Truyện Kiều còn là phương tiện để thấu hiểu văn hóa và thiết lập mối quan hệ với Việt Nam.

Ông Wilfried Eckstein (Giám đốc Viện Goethe Việt Nam tại Hà Nội) chia sẻ: “Truyện Kiều là một cuộc khám phá mà tôi chuẩn bị cho bản thân mình để tới gặp Việt Nam. Thường thì tôi không đọc các tác phẩm thi ca hay tiểu thuyết khi chuẩn bị tới làm việc ở các nước khác nhưng Việt Nam quả thật là xứ sở mà bạn cần tới văn chương để gõ cửa tâm hồn của nó”.

Với góc nhìn của 4 đạo diễn, Truyện Kiều được khoác lên mình một chiếc áo hoàn toàn mới, đó không phải là thay đổi nội dung, hình thức, không phải là câu hỏi làm thế nào để đưa Truyện Kiều trở lại như một tác phẩm văn chương trong quá khứ mà là làm thế nào để tạo ra một cuộc đối thoại giữa độc giả hôm nay với Kiều, để những người trong xã hội hiện đại tìm thấy sự liên quan từ tình yêu - đạo hiếu; công lý và tha hóa quyền lực… Từ đó hướng con người đương đại đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về phẩm giá và hình ảnh người phụ nữ.

4 bc tranh v Kiu

Trong khoảng 100 phút trình diễn trên sân khấu, 4 tác phẩm của 4 đạo diễn gạo cội trong làng sân khấu trong và ngoài nước đều có góc nhìn riêng. Dù không phải là người Việt Nam, nhưng bà Amélie Niermeyer (người Đức) đã có cách thể hiện vở diễn Hận Kiều đầy ấn tượng. Tiết mục không có nhân vật Kiều thay vào đó bà lấy không gian của một nhà hàng, nơi tụ tập ăn uống của nhiều nhóm bạn trẻ - nơi cô Quỳnh được chồng tổ chức buổi sinh nhật và tặng cho quyển Truyện Kiều. Những cuộc bàn luận sôi nổi về Kiều giữa nhóm bạn của Quỳnh và các thực khách khác trong nhà hàng bắt đầu xảy ra. Có người cho rằng Kiều là con giáp thứ 13, có người lại bênh vực cho Kiều vì cô là người con hiếu thảo, bán mình chuộc cha, người thì nói Kiều mạnh mẽ… từ đó các bạn trẻ này cũng liên tưởng tới cuộc sống hiện tại của mình.

Với góc độ là một người đàn ông, đạo diễn Trần Lực xây dựng tiết mục Nàng Kiều với nhân vật Thúy Kiều mỏng manh, trải qua nhiều biến cố của cuộc đời nhưng đầy nghị lực và mạnh mẽ. Sau khi có được danh phận khi làm vợ Từ Hải, cô đã vạch trần bộ mặt của Sở Khanh, nhưng cuối cùng cũng bỏ qua những thù hận, định vị lại giá trị đích thực của bản thân, tự tạo hạnh phúc cho đời mình. Điểm độc đáo trong tác phẩm là đạo diễn đã đưa nghệ thuật hát bội lên sân khấu đương đại, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống.

Với tiết mục Tự do nàng Kiều, đạo diễn Như Lai vừa xây dựng một nàng Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và thêm một nàng Kiều hiện đại để nêu khát vọng về cuộc sống tự do của người phụ nữ trong quá khứ lẫn hiện đại. Xem tiết mục của đạo diễn Như Lai, khán giả thấy rất nhiều dây thừng, điều này cũng thể hiện sự bị trói buộc của thân phận nàng Kiều. Có lúc nhân vật cố thoát ra những sợi dây trói, để cởi trói nhưng rốt cuộc cũng bị trói buộc, không có tự do.

Có th nói d án thành công khi nhn đưc s hưng ng nhit tình ca khán gi  c 2 TP ln. Điu đó khng đnh rng, Truyn Kiu có sc sng mãnh lit, không ch dng l Vit Nam mà còn lan rng ra c thế gii.

Đến Ngẫm Kiều, đạo diễn Hồng Vân mang đến một phiên bản Kiều thật tươi trẻ cùng sự phá cách trong dàn dựng khi lồng… nhạc trẻ vào tiết mục. Một điểm mới nữa là Thúy Kiều ở đây lại có hai kết thúc. Thứ nhất, sau khi trải qua những truân chuyên của cuộc đời, Thúy Kiều được Từ Hải cứu vớt, vì tình yêu cô bỏ qua mọi thù hận để sống hạnh phúc bên người thương. Vì không muốn sống trong cuộc sống lo sợ, trốn tránh, cô đã khuyên Từ Hải ra đầu hàng để được tha tội, tuy nhiên vì mưu kế Từ Hải đã tử trận. Quá đau khổ, Thúy Kiều tự tử cho trọn nghĩa với người thương. Kết thúc thứ hai, Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng nhưng sau đó lại đổi ý, cả hai được sống và hạnh phúc.

Bày tỏ cảm xúc, bạn Quỳnh Ngân (sinh viên Trường ĐH Văn Hiến) cho biết: “Em thích nhất là vở diễn Ngẫm Kiều của đạo diễn Hồng Vân vì có đan xen với nhạc trẻ làm mình không thấy chán. Thông qua đó vừa giúp những bạn trẻ như chúng em hiểu, thích thú và thêm yêu tác phẩm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du”.

Với cách tiếp cận mới mẻ từ một tác phẩm kinh điển dự án Nàng Kiều qua 4 tác phẩm mang phong cách thể nghiệm khác nhau mong muốn tái khám phá những mối quan hệ giữa người với người, giữa những giá trị truyền đời và hiện đại, hay ở một khía cạnh khác là mở ra những khả năng sáng tạo cho sân khấu đương đại Việt Nam.

Bài, ảnh: H Trinh