Thứ năm, 7/1/2021, 19h13

Ái Như - “Viên ngọc hiếm” của sân khấu kịch TP.HCM

Tôi gi ch là “ca l” nht ca ngh sĩ TP.HCM. Bi ch không tham gia bt k chương trình truyn hình thc tế hay game show nào dù ch tha tài năng, tha đc đ. Ch cũng chưa tng phát ngôn gây sc, rt ít xut hin trên báo chí… Nhưng ch vn luôn là mt cái tên bán vé ca Sân khu kch Hoàng Thái Thanh. Ch là ngh sĩ - đo din Ái Như!


Ni lc din xut ca Ái Như là b đ đ các ngh sĩ Hng Ánh, Hoàng Vân Anh, Quang Tho... làm nên gic mơ ngh thut cho nhiu thế h khán gi

1.Cuối tháng 7-2020, nghệ sĩ - đạo diễn Ái Như kỷ niệm 40 năm làm nghề trên giường bệnh. Cách đó không lâu, trong  một suất diễn vở kịch Hãy khóc đi em ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh, chị bị tai nạn ngã trên sân khấu, nhập viện trong tình trạng xẹp đốt sống. Chị phải nằm cố định suốt sáu tuần. Có một điều khiến ai nghe qua cũng rưng rưng nước mắt là dù bị ngã từ trên bục cao xuống sàn, dù bị chấn thương rất đau, nằm quằn quại trong hậu trường nhưng nghệ sĩ Ái Như vẫn không cho hạ màn, trả vé… Chị đã chọn cách nén cơn đau ra diễn cho tròn suất hát. Đó không phải vì những tiếng vỗ tay, không phải vì tiền… Mà vì một điều lớn lao hơn đó là tình yêu với sân khấu, vì khán giả đã yêu mến mình…!

Đối mặt với chấn thương nghiêm trọng nhất sự nghiệp, Ái Như cho biết chị vẫn thấy may mắn khi nhận được nhiều tình cảm yêu thương của bạn bè, khán giả, từ đó khiến chị luôn lạc quan, ấm áp hơn.

Cùng chung đam mê, tâm huyết, năm 2009, Ái Như - Thành Hội gây dựng một sân khấu riêng mang tên Hoàng Thái Thanh. Chữ “Hoàng Thái Thanh” xuất phát từ “Huỳnh” - họ của chồng Ái Như, và Thái Thanh - nữ danh ca mà cả hai gia đình Ái Như, Thành Hội đều ngưỡng mộ. Chỉ sau vài năm, Hoàng Thái Thanh đã trở thành thương hiệu của người mộ điệu kịch. Khán giả mê kịch Hoàng Thái Thanh ở những tác phẩm mang chất triết lý nhẹ nhàng, sâu sắc, nhân văn, không kém phần hài hước như Nửa đời ngơ ngác, Tục lụy, Bao giờ sông cạn, Bông hồng cài áo, 29 anh về, Ngày xưa biển mặn, Bàn tay của trời…

10 năm lèo lái sân khấu, Ái Như kể hiếm vở nào có lời, may lắm chỉ hòa vốn, còn lại phải bù lỗ. Tiền bán vé dùng để đầu tư vở mới, nhiều lần gia đình chị và nghệ sĩ Thành Hội phải trích tiền túi trả lương cho diễn viên. Đeo đuổi những tác phẩm giá trị về nghệ thuật, ước ao của Ái Như còn là gieo mầm cho lớp nghệ sĩ mới. Chị thường đưa những gương mặt trẻ lên sân khấu. Ái Như lý giải thế hệ của chị rồi cũng già đi, còn lớp trẻ giàu đam mê, cần được bồi đắp…


Ngh sĩ Ái Như - Thành Hi trong v Lc dòng

2.Sân khấu Hoàng Thái Thanh từ lâu còn được mệnh danh là “Sân khấu của thầy và trò”, bởi 10 năm qua, nhân lực điều hành cũng như diễn viên trong các vở hầu hết đều do Thành Hội - Ái Như và các học trò của mình quán xuyến.

Cuối năm 1990, nghệ sĩ Thành Hội được Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM mời về giảng dạy tại Khoa Sân khấu. Sau đó, nghệ sĩ Ái Như cũng được trường mời về giảng dạy. Trong hơn 10 năm công tác tại trường, cặp đôi thầy cô Thành Hội - Ái Như đã đào tạo được bốn khóa, trong đó có nhiều học trò thành danh, khẳng định tên tuổi của mình. Những bài học của cô giáo Ái Như không chỉ giúp các nghệ sĩ trẻ ấy trở thành diễn viên giỏi nghề, mà trên cái nền cơ bản đó, tùy theo sở thích của mỗi người, còn phát huy được kỹ năng viết kịch bản, đạo diễn, thiết kế, âm thanh, ánh sáng, dẫn chương trình...

Ái Như được học trò gọi là “Người cô nghiêm khắc dịu dàng”. Bởi với Ái Như, chị rất nghiêm khắc trong giảng dạy, truyền cho học trò tất cả không giấu một thứ gì, không tiếc một thứ gì. Dạy tại trường giờ giấc có hạn, Ái Như đưa luôn học trò về nhà dạy thêm, bất kể ngày đêm, không nhận một đồng nào, nhờ vậy mà học trò của chị sau này ra đời cứng cáp hơn những bạn bè cùng lứa…


Ngh sĩ Ái Như trong v Bông hng cài áo

Ái Như hnh phúc vì có mt gia tài ngh nghip giàu có. Ch còn hnh phúc hơn vì s hu mt gia đình êm m, mt ngưi chng ging viên đi hc, đến vi nhau t thu ch chưa là gì, lúc nào cũng hiu và tôn trng công vic ca v. Nói v gia đình, Ái Như cưi sng khoái và nhc li my câu thơ trong bài Ch Nhàn ca c Nguyn Công Tr: Tri túc tin túc, đãi túc, hà thi túc?/ Tri nhàn tin nhàn, đãi nhàn, hà thi nhàn? (Biết đ là đ, đi cho đ thì bao gi mi đ?/ Biết nhàn là nhàn, đi cho nhàn thì bao gi mi nhàn?). Nôm na, nhà có hai v chng có chút tiếng tăm, đưc xã hi công nhn và trng vng, các con ch có ý thc hc hành, có chí t lp không b áp lc hay da dm vào s ni tiếng ca ba m, gia đình không quá kh s v tài chính, như vy là đ, là nhàn, là hnh phúc! Ch cho rng, hnh phúc là cái ngưi ta cm nhn riêng, không có “chun” chung cho mi gia đình.

3. Gọi Ái Như là “viên ngọc hiếm” của sân khấu kịch TP.HCM không sai. Bởi lẽ muốn xem chị diễn, chỉ có thể đến với Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh. Nếu không “hiếm” thì làm sao có khán giả từng “mua đứt” một chỗ ngồi trong suốt nhiều năm liền chỉ để xem chị diễn… Nếu không “hiếm” thì làm sao những vở chị dựng, khán giả cứ cười hả hê rồi khóc sụt sùi. Hay những vai chị đã diễn, ít có diễn viên nào dám thay thế…!

Tôi gọi nghệ sĩ Ái Như là “ca lạ” nhất của nghệ sĩ TP.HCM. Bởi chị không tham gia bất kỳ chương trình truyền hình thực tế hay game show nào dù chị thừa tài năng, thừa đức độ. Chị cũng chưa từng phát ngôn gây sốc, rất ít xuất hiện trên báo chí… Nhưng chị vẫn luôn là một cái tên bán vé của Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.

Chị vẫn chưa được trao danh hiệu NSƯT dù những bạn bè cùng trang lứa, tài năng như chị nay đã là NSƯT, NSND. Nhưng chị không bao giờ buồn vì điều đó. Chị luôn hãnh diện với “thương hiệu nghệ sĩ Ái Như”. Mới đây xem chị dựng và diễn Bên kia... nửa đời ngơ ngác, chị xuất hiện rất ít nhưng mỗi lần chị xuất hiện là khán giả vỗ tay vang dội. Tất cả cùng cười - khóc với chị và dàn diễn viên của Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh…

Có lần, một phóng viên trẻ vì quá quý mến tài năng của chị, viết bài đã ghi chị là “NSƯT Ái Như”, chị đã gọi điện nhờ đính chính lại. Đó chính là lòng tự trọng của một nghệ sĩ đỉnh cao! Từ hâm mộ, khâm phục, trân trọng tài năng của nữ nghệ sĩ Ái Như nên trong lòng của nhiều khán giả, chị đã là NSƯT từ lâu rồi…!!!

Khôi Nguyên