Thứ ba, 3/12/2019, 20h32

Ba nguy cơ dạy lệch trọng tâm

Giáo dc ph thông tng th là chương trình hưng đến phát trin năng lc. Đây là xu thế tt yếu ca thế gii và ca giáo dc Vit Nam trong thi k mi. Tuy nhiên, cái mi thưng là cái khó và khó hơn nhiu là cái mi vô cùng nhy cm, d gây ng nhn và tranh cãi. Mt thc tế là ngay c chương trình ng văn đã đưc trin khai vn khó có th tránh khi s thiếu đng b trong nhn thc hoc trong thc tin tác nghip.

Theo tác gi, chương trình ng văn đã đưc trin khai vn không th tránh khi s thiếu đng b trong nhn thc hoc trong thc tin tác nghip. Trong nh: Mt tiết mc trong hot đng sân khu hóa tác phm văn hc do hc sinh Trưng THPT Tây Thnh (TP.HCM) thc hin. Ảnh: N.Tuấn

Chỉ coi trọng kiến thức mà quên đi mục tiêu năng lực hoặc quá coi trọng mục tiêu năng lực mà biến giờ dạy văn học thành giờ dạy của một môn khác là nguy cơ lệch trọng tâm trong giờ dạy. Có thể tạm thời khái quát thành 3 nguy cơ dễ thấy nhất.

Quên mc tiêu phát trin năng lc

Lấy ví dụ, mục tiêu phát triển năng lực của bài học Vợ nhặt (Kim Lân) được trình bày như sau: Năng lực chung (tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Năng lực môn học (năng lực ngôn ngữ và văn học: phát triển kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học). Tuy nhiên, trong phần diễn giải (cụ thể hóa mục tiêu), các tác giả của giáo án chưa đề cập đến yêu cầu, cách thức cụ thể của việc phát triển năng lực ngôn ngữ. Theo chúng tôi nghĩ, năng lực ngôn ngữ phải được hiểu là năng lực tri nhận và vận hành ngôn ngữ. Nghĩa là, giờ dạy phải làm cho người học nhận thức được một số vấn đề của ngôn ngữ (không chỉ là ngôn ngữ nghệ thuật) và thể hiện hoặc rèn luyện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để thực hành tư duy và giao tiếp thông qua trao đổi, đối thoại... trên trục chính văn bản. Nếu theo cách mà giáo án minh họa đưa ra, nhìn từ mục tiêu, đây vẫn đang là giáo án thiết kế cho một giờ dạy cung cấp kiến thức, mà cơ bản chưa chạm đến yêu cầu phát triển năng lực.

Chch hưng hoc xa ri bn cht thm m ca văn h

Nếu trong giáo án thiết kế cho bậc THPT, những người biên soạn đang dành sự quan tâm quá nhiều cho mục tiêu thẩm mỹ, mà chưa chú ý đến các mục tiêu khác thì giáo án minh họa đưa ra để tham khảo và thảo luận ở bậc tiểu học lại đi theo chiều hướng ngược lại: quá quan tâm vào mục tiêu năng lực khác mà xa rời bản chất thẩm mỹ của tác phẩm. Giáo án lấy bài thơ Sắc màu em yêu, làm ví dụ soạn giảng. Mặc dù trong hoạt động khám phá, người soạn đã có câu hỏi: “Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước?”, nghĩa là đề cập một nội dung rất trọng tâm của tác phẩm nhưng quan sát toàn bộ quá trình dạy - học được mô tả, chúng tôi thấy có vẻ như giáo án đã không dành nhiều sự quan tâm cho nét nghĩa rất quan trọng này. Ngay cả 3 hoạt động của phần hoạt động tổng kết, giáo án cũng chỉ dừng lại ở các việc: Nhận xét giờ học; khuyên học sinh đem bông hoa tặng người mà em đã gửi gắm tâm sự; cả lớp hát bài Việt Nam ơi, mà không hề có một hoạt động nào nhắc tới tư tưởng cốt lõi đó. Có thể người soạn có dụng ý lấy bài hát Việt Nam ơi để khơi gợi tình cảm yêu nước ở các em. Nhưng xin lưu ý, với học sinh ở bậc tiểu học, bài hát vẫn chỉ là bài hát, để tạo được sự liên tưởng, từ đó hình thành phẩm chất là vô cùng khó. Và như thế giờ dạy học đã thất bại ở khâu tri nhận văn bản và bồi dưỡng phẩm chất. Cộng thêm đó, chúng tôi cho rằng, người dạy hoàn toàn có thể vun đắp cho học sinh một thứ tình cảm yêu nước, thiết thực hơn, gần gũi với các em hơn. Yêu nước là yêu những sắc màu đất nước, yêu môi trường sống của mình, tấm lòng yêu nước có thể thể hiện ngay trong hành động tưởng chừng như đơn giản là giữ gìn vẻ đẹp của môi trường sống: nhặt một tàn thuốc lá bỏ vào sọt rác, trồng thêm một cây xanh... chẳng hạn. Còn nhìn tổng quan, nếu theo giáo án này mà tổ chức dạy - học, giáo viên rất dễ biến giờ dạy ngữ văn thành giờ dạy mỹ thuật - vốn là công việc của người khác, của môn học khác. 

Biến gi dy văn thành gi dy đo đc

Thực tế trong những năm đi dạy và theo dõi một số tài liệu như giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng căn bệnh liên hệ tác phẩm với thực tiễn (như một dạng yêu cầu bắt buộc) đang góp phần rất quan trọng trong việc biến những giờ dạy văn thành những giờ dạy chính trị, đạo đức... nặng về xã hội học dung tục. Đấy là quán tính. Nhưng quán tính vốn dĩ đáng bị dẹp bỏ từ lâu này cần được phải dẹp bỏ ngay lập tức. Thực lòng mà nói, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không còn mặn mà với văn chương và các giờ học văn. Dù năng lực gì đi nữa thì bản chất của văn chương vẫn là thẩm mỹ. Chính vì thế, không nên và không được “giết” văn chương theo cách này. Điều đáng buồn và đáng tiếc là hiện tượng chúng tôi đang bàn tới lại xảy ra ngay cả những giáo viên còn rất trẻ, thậm chí là giảng viên đại học. Đó là câu chuyện về phần yêu cầu liên hệ thực tế trong văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương) khi những đề xuất về giá trị nhân văn, tinh thần nhân bản đều bị giáo viên “ngó lơ” mà lại yêu cầu liên hệ số phận người phụ nữ trong Tự tình với người phụ nữ hiện đại để thấy tính ưu việt của chế độ một vợ một chồng…

Những điểm chưa đạt được trên đây lần nữa khiến chúng ta chú ý đến một chân lý: trong mọi thành công hay thất bại, yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Cũng là công cụ ấy nhưng vào tay người “có nghề” thì kết quả sử dụng sẽ khác với việc nó bị đặt vào tay người không có nghề. Cá nhân tôi cho rằng một trong những điều kiện để thực hiện tốt dạy học phát triển năng lực là vấn đề cải thiện con người. Trước hết là phía người dạy. Cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng quán tính dạy học truyền thụ tri thức và những áp lực thành tích trải qua nhiều chục năm đã sản sinh ra không phải là một mà là nhiều thế hệ giáo viên, giảng viên coi việc đọc chép như một thứ công cụ dạy học tối ưu, nhanh cho ra sản phẩm hơn cả. Ưu điểm của việc dạy thêm, học thêm là đáp ứng được yêu cầu bổ khuyết kiến thức mà người học sẽ không có được nếu chỉ dựa vào thời lượng học tập chính khóa. Nhưng nhược điểm của nó là tạo ra những sản phẩm lỗi, có kiến thức nhưng không có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác nghiệp. Không biết có bao nhiêu phần trăm giáo viên có thể bỏ quán tính, có thể hy sinh niềm say mê thẩm bình, hy sinh vai trò trung tâm của mình để hướng dẫn tổ chức những giờ học ngữ văn, trong đó lấy người học và các hoạt động làm trung tâm trong một sớm một chiều? Nhưng nếu số phần trăm ấy quá ít thì sẽ là một trở lực cho công cuộc đổi mới giáo dục và dạy học.

TS. Lê Thanh Nga
(Vin Sư phm xã hi, Trưng ĐH Vinh)