Thứ ba, 25/2/2020, 19h37

Bác sĩ 75 năm tuổi Đảng

Con đưng t hc t bi dưng đã đưa ông t mt y tá có mt khp nơi trên các mt trn kháng chiến chng Pháp tr thành mt bác sĩ (BS) gii. Ông còn là ngưi đt nn móng đu tiên đ xây dng BV cp cơ s các vùng min núi, vùng bom đn ác lit nht vi mc đích cu cha, đem li sc khe và cuc sng cho ngưi dân. Ông là BS Nguyn Hy Thiu - nguyên Giám đc BV Ba Lan, TP.Vinh, tnh Ngh An.

Bác sĩ Nguyn Hy Thiu cùng các bác sĩ BV Ba Lan

Mang sc khe đến vi tuyến la

Truyền thống hiếu học trong gia đình trí thức đã nuôi dưỡng nghị lực của anh em thuộc dòng họ Nguyễn Hy trên vùng cửa biển Nhượng Bạn huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ cũng là lúc chàng trai Nguyễn Hy Thiệu cất bước đi vào vùng chiến khu Bình Trị Thiên với túi thuốc cứu thương của người y tá dân chính. Trong bom đạn của vùng chiến khu U Bò, Ba Rền (Quảng Bình) nhiều người dân và cán bộ đã được y tá Nguyễn Hy Thiệu chăm sóc tận tình bên giường bệnh như chính người thân của mình. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, cùng với lực lượng dân công, bộ binh, đội ngũ thầy thuốc từ khắp nơi được huy động ra phía Bắc để phục vụ những trận đánh lớn. Trên con đường hành quân gian khổ ấy có bước chân của y tá Nguyễn Hy Thiệu.

Hòa bình lập lại, những thầy thuốc trở về từ chiến trường lại tạm gác bàn mổ của mình lên đường xây dựng và phục hồi tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Đây là thời kỳ ông có thêm cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành một y sĩ và sau đó là BS đa khoa. Dù thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ nhưng ông vẫn không quên những ngày tháng ngành y tế của chế độ mới đang bắt đầu hồi sinh ở các tỉnh phía Bắc: “Trước yêu cầu thực tế của cuộc sống, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra, ngành y tế dù còn nhiều khó khăn nhất là thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất nhưng phải bằng mọi cách xây dựng được nhiều BV tại các địa phương để phục vụ tốt cho đồng bào. Là người cán bộ quản lý sáng tạo, thời gian này BS Nguyễn Hy Thiệu được điều động về một số địa phương để tập trung xây dựng BV tuyến huyện như ở Nông Cống, Thọ Xuân (Thanh Hóa) rồi sau đó là BV huyện Đức Thọ, Xí nghiệp Dược Hà Tĩnh (Hà Tĩnh). Có thể coi ông là một trong những người đặt nền móng đầu tiên để xây dựng các BV huyện từ không thành có để hình thành nên một BV tuyến cơ sở đảm trách được nhiệm vụ quan trọng mà ngành y tế đã đề ra.

Tâm thế ngưi bác sĩ già

Sau năm 1975 khi 2 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh và Nghệ An sáp nhập ông được điều động ra giữ chức Giám đốc BV Ba Lan cho đến khi nghỉ hưu. Có thể nói đây là khoảng thời gian độ chín của người cán bộ ngành y tế đã đạt đến ngưỡng cao nhất trong cuộc đời. Không chỉ bằng tinh thần trách nhiệm của một người quản lý, ông làm việc bằng cả bề dày kinh nghiệm với nhiều từng trải trong những chặng đường đi của cuộc đời của một thầy thuốc từng vào sinh ra tử. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào ông vẫn giữ được phẩm chất vừa hồng vừa chuyên của một thầy thuốc có tấm lòng lương y như từ mẫu. BV Ba Lan nhiều năm liền trở thành đơn vị y tế điển hình của tỉnh và khu vực. Ngôi nhà của ông hiện nay là một khu đất xa trung tâm TP.Vinh. Nhiều người thật sự ngạc nhiên khi ông quyết định từ chối nhận khu đất vàng giữa lòng TP để về hưu sống một nơi thanh bình và tĩnh lặng. Anh em, đồng nghiệp đều biết ông là một cán bộ lãnh đạo liêm khiết, sống trong sạch. Bởi vì theo ông đó là cách sống có lòng tự trọng của một thế hệ cán bộ luôn coi mình là tấm gương sáng cho cả tập thể noi theo. Gia tài của ông hiện nay là 6 người con và những đứa cháu, trong đó có nhiều người đi theo nghiệp của cha trở thành những thầy thuốc luôn vì sức khỏe của người dân tại BV TP.Vinh, BV Ba Lan.

Bác sĩ Nguyn Hy Thiu ti nhà riêng

Ghé thăm nhà ông, tôi không th k hết nhng giy khen, huân huy chương trong sut nhng năm ông tham gia cách mng. Nhưng trong đó ông quý trng nht là giy chng nhn cán b tin khi nghĩa năm 1945.

Ghé thăm nhà ông, tôi không thể kể hết những giấy khen, huân huy chương trong suốt những năm ông tham gia cách mạng. Nhưng trong đó ông quý trọng nhất là giấy chứng nhận cán bộ tiền khởi nghĩa năm 1945. Đối với BS Nguyễn Hy Thiệu, tháng 2 là tháng có 2 dấu ấn vô cùng đặc biệt trong cuộc đời đó là ngày sinh của ông (20-2-1924) và Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Có gặp ông ngoài đời ít ai dám nghĩ rằng năm nay ông đã ở tuổi 97. Ngoài ăn uống điều độ ông vẫn lai rai được vài ly rượu nhỏ nếu có bạn bè mời. Những lúc đó ông càng hào hứng hơn trong những câu chuyện kể về mình về một cuộc đời đã đi qua ngót nghét một thế kỷ đủ cung bậc buồn vui, khổ ải của một thế hệ vào sinh ra tử hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 75 năm tuổi Đảng của người BS già trong không khí tưng bừng kỷ niệm 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Bài, ảnh: Phương Đăng