Thứ ba, 31/3/2020, 21h40

Bạn trẻ với tình yêu di sản!

Nói đến tình yêu dành cho di sn, có l nhiu ngưi s nghĩ đến các v cao niên hay nhng nhà nghiên cu… Thế nhưng, ti TP.HCM có mt nhóm bn tr 9X rt tâm huyết trong vic nghiên cu, tìm hiu v các công trình kiến trúc c kính Nam b.

Nhóm “Tn mn kiến trúc” đang tìm hiu v công trình kiến trúc c đ viết bài

Việc làm của các bạn trẻ này không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê, truyền ngọn lửa nhiệt huyết đến các bạn cùng trang lứa mà còn tìm ra những phát hiện mới liên quan đến di sản kiến trúc của vùng đất Nam bộ.

Khám phá di sn kiến trúc Nam b

Mặc kệ cái nắng gay gắt của những ngày cuối tháng 3, nhóm “Tản mạn kiến trúc” gồm 6 thành viên do bạn Nguyễn Trần Trọng Nghĩa (27 tuổi) làm trưởng nhóm vẫn tụ họp đông đủ để đi tìm hiểu về các công trình kiến trúc cổ có mặt trên vùng đất Nam bộ. Các thành viên từ 17 đến 27 tuổi, đang làm nhiều công việc khác nhau. Có bạn đang làm kiến trúc sư, bạn làm hướng dẫn viên du lịch, có bạn đang học phổ thông, bạn thì học chuyên ngành lịch sử… nhưng cùng có điểm chung là thích trải nghiệm, khám phá. Ngoài công việc thường nhật, các bạn luôn dành một khoảng thời gian để lao vào nghiên cứu và viết bài về các công trình kiến trúc cổ. Nghĩa cho biết: “Nhóm “Tản mạn kiến trúc” được thành lập vào cuối tháng 4-2019. Ban đầu, các thành viên trong nhóm quen biết nhau qua diễn đàn di sản, sau quá trình trò chuyện, chia sẻ, các bạn thấy hợp nhau và quyết định cùng nhau đi lập nhóm”.

Tại mỗi công trình đi thực tế, các thành viên ghi chép, chụp ảnh, bàn luận từ kiến trúc bên ngoài lẫn bên trong, sau đó về nhà viết bài theo góc nhìn riêng của mình. Bài có những dẫn chứng, phân tích, đánh giá, nhận xét từ lịch sử hình thành, đặc điểm, quá trình thay đổi theo thời gian cho tới những ngộ nhận về công trình đó để đưa lên Fanpage “Tản mạn kiến trúc” do nhóm thành lập.

“Di sn là cái hn ca dân tc, là v đp c kính t hàng trăm năm qua, nếu không có ngưi truyn cm hng đ các bn tr biết và trân trng nó, dn dn các công trình đó s b lãng quên, thm chí không còn đưc biết đến. Hin nay, cũng có nhiu din đàn đ mi ngưi có th vào đó trao đi, chia s, bày t quan đim v di sn, thế nhưng đa s ch dng l mc đ nói mà chưa có hành đng thiết thc, c th. Chúng em nghĩ, chúng ta cn có hành đng đ di sn sng mãi vi thi gian” - trưng nhóm Trng Nghĩa bc bch.

Để hoàn thành một bài viết, đối với nhóm “Tản mạn kiến trúc” không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là những công trình chưa có tài liệu, bài viết về nó. Có những công trình nhóm đã đến tận nơi, nhưng khi trở về viết phải mất mấy tháng trời do quá trình đi tìm tư liệu, hỏi những người có chuyên môn để hiểu cặn kẽ vấn đề. Không chỉ vậy, nhiều lúc các thành viên phát hiện ngôi nhà cổ và đã có những hiểu biết nhất định về nó, tuy nhiên khi cả nhóm lên đường khám phá, chủ ngôi nhà lại e ngại và từ chối, điều đó gây không ít áp lực cho nhóm. Khó khăn là thế, nhưng các thành viên lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường khi có phát hiện mới. Các bạn luôn đồng hành cùng nhau, vượt qua hàng trăm cây số để tìm đến công trình và thức cả đêm để hoàn thành bài viết.

Góp phn gi gìn bn sc dân tc

Bên cạnh những công trình kiến trúc cổ tên tuổi ở TP.HCM, Bình Dương…, nhóm còn đi về các tỉnh miền Tây để truy lùng những ngôi mộ cổ, chùa chiền, miếu mạo nằm chơi vơi ở những nơi xa xôi, hẻo lánh - những nơi ít người biết hoặc chưa có ai khám phá. Ở mỗi chuyến đi, các thành viên đều tự bỏ tiền túi ra để lo xe cộ, ăn uống, ngủ nghỉ… Qua mỗi chuyến đi, các thành viên đều cảm thấy phấn khởi vì bổ sung cho mình thêm kiến thức, mỗi chuyến đi là mỗi bài viết về di sản.

Không dừng lại ở trải nghiệm, viết bài, nhóm còn tổ chức những buổi workshop, những chuyến đi tham quan công trình cổ ở Sài Gòn để truyền tải những kiến thức mà mình biết được đến cho những người quan tâm. Qua mỗi hoạt động, nhóm “Tản mạn kiến trúc” đã để lại cho các bạn trẻ một tình yêu văn hóa nước nhà thật dễ hiểu và gần gũi. Nhiều bạn trẻ thấy việc làm hay mà “Tản mạn kiến trúc” làm, cũng xin gia nhập và hỗ trợ với vai trò là những người bạn đồng hành không thường xuyên. Là người mến mộ nhóm “Tản mạn kiến trúc”, bạn Phạm Quốc Tuấn (sinh viên năm cuối, ngành kiến trúc, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) nhận xét: “Các bạn trong nhóm đều rất đam mê và nhiệt huyết với di sản, các bạn cũng rất hợp nhau và làm việc rất hiệu quả. Từ khi đi theo các bạn thực địa, em học hỏi được nhiều điều, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mà từ trước tới giờ mình không được biết, điều đó giúp và hỗ trợ cho công việc của em sau này”.

Sau gần 1 năm thành lập, nhóm đã cho ra mắt gần 500 bài viết về lối kiến trúc của những ngôi đình cổ, hoa văn trên các tòa nhà của người Pháp ở TP.HCM, những thuật ngữ trong kiến trúc…

Với khối lượng tư liệu quý giá đã tích lũy được trong một năm qua, nhóm “Tản mạn kiến trúc” đang dự định xuất bản một cuốn sách ảnh về kiến trúc di sản Nam bộ. Cuốn sách là cách để họ truyền cảm hứng cho những người trẻ đã trót say mê vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ.

Bài, ảnh: H Trinh