Thứ năm, 19/5/2022, 16h24

Bàn về vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục

Theo Wikipedia, bình đng gii ng ý rng nam gii và n gii, trong đó gm c cng đng ngưi đng tính luyến ái và ngưi chuyn gii, cn nhn đưc nhng đi x công bng trong tt c các khía cnh ca đi sng kinh tế - xã hi và quyn con ngưi như giáo dc, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, vic làm, các chính sách phúc li...


Theo tác gi
, các giáo viên cn nhn thc đúng v bình đng gii đ có th khc phc nhng tn ti v vn đ bình đng gii trong sách giáo khoa (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Nói cách khác, bình đẳng giới có nghĩa là mọi người được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Bình đẳng giới là một kết quả trong nỗ lực đấu tranh của loài người chứ không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do sự ban phát của ai đó.

Ở nước ta hiện nay, mất bình đẳng giới còn diễn ra với nhiều hình thức, ở nhiều môi trường. Trong giáo dục, mất bình đẳng giới cũng có nhiều biểu hiện. Chẳng hạn, số lượng giáo viên nam và nữ nói chung có lẽ tương đương nhau, nhưng số cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và lãnh đạo các trường học là nam thì chiếm số đông hơn nữ; trong các trường phổ thông, số giáo viên nữ ở cấp học càng cao có vẻ càng ít đi… Tất nhiên, để đánh giá chính xác vấn đề này, cần có những thống kê và nghiên cứu khách quan, thấu đáo, nhưng về hình thức, không khó để thấy đã có một số bất bình đẳng giới. Không chỉ vậy, trong chương trình giảng dạy, đặc biệt là sách giáo khoa, sự bất bình đẳng đã thể hiện khá rõ nét. Cụ thể, vấn đề giới trong sách giáo khoa còn nhiều nội dung, hình ảnh mang định kiến giới, chẳng hạn mất cân đối về số lượng tác giả nam và nữ trong sách giáo khoa; mất cân đối về tỷ lệ nhân vật nam và nữ; hình ảnh đại diện nghề nghiệp của nam và nữ chưa phản ánh đúng thực tiễn xã hội, càng chưa phản ánh được xu hướng và những thay đổi trong xã hội; nội dung về giáo dục giới tính chưa được đề cập một cách bài bản, chính thức, nhất là vấn đề chống xâm hại trẻ. Một thống kê năm 2017 cho thấy, trong 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 có gần 8.300 nhân vật được đề cập, trong đó nam giới chiếm 69%, nữ 24% và trung tính về giới (như đứa trẻ, học sinh, phụ huynh) là 7%; với gần 8.000 nhân vật trong các hình ảnh, nam giới chiếm 58%, nữ 41%, 1% trung tính; 95% các ví dụ trong sách về những nhân vật quan trọng, nổi tiếng là nam giới; càng lên cấp học cao, sự chênh lệch giữa nhân vật nam và nữ càng lớn, với 51% nhân vật nam ở bậc tiểu học, nhưng tăng lên 81% ở bậc THPT; nghề nghiệp của nhân vật nam cũng có sự phân biệt, là bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, công an, bộ đội, là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định, còn nữ chỉ làm nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng và là phái yếu, phải phụ thuộc...

Từ thực tiễn đó, việc giáo dục bình đẳng giới sẽ dễ dẫn đến những lệch lạc, không phù hợp. Với một số vấn đề, gần như có sự “mặc định”, như về mức độ thành công của nam giới, sự phụ thuộc của nữ giới, các nghề nghiệp dành cho từng giới…, dù rằng sách giáo khoa không nêu ra cụ thể, giáo viên cũng không nói trực tiếp. Chính điều này sẽ làm tình trạng mất bình đẳng giới trong thực tiễn càng chậm được khắc phục, bởi những đứa trẻ được học trong một điều kiện giáo dục về bình đẳng giới như thế sẽ dễ sinh ra tâm lý “mặc nhiên như vậy” ở cả nam và nữ. Do đó, giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới để có thể tham gia khắc phục những tồn tại về vấn đề bình đẳng giới trong sách giáo khoa. Đó là:

Thứ nhất, phải hiểu đúng về bình đẳng giới. Hiểu đúng để không thiên lệch về cho nữ hay cho nam, không mặc định với những điều sách giáo khoa đã nêu hoặc thực trạng đang tồn tại nhưng không còn phù hợp… Chẳng hạn, khi dạy về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo viên phải dạy đầy đủ, phù hợp cho cả nam và nữ chứ không chỉ riêng cho nữ; hoặc khi ví dụ về các nghề nghiệp dành cho giới, thì nên thay đổi theo hướng tích cực hơn chứ không chỉ theo sách, như kể những nhà khoa học hay các chính khách nổi tiếng là nữ, các đầu bếp, nhà thiết kế thời trang thành danh là nam…

Trong khi ch các b sách giáo khoa mi th hin tinh thn bình đng gii tt hơn, chính đi ngũ giáo viên phi góp phn tích cc hơn trong vic hn chế nhng biu hin mt bình đng gii trong hc đưng, nht là trong ging dy.

Thứ hai, tránh phân biệt đối xử hoặc mặc định công việc cho nam và nữ trong trường, trong lớp. Chẳng hạn, không nên mặc định là con gái phải làm việc này, con trai phải làm việc kia, mà phân công đồng đều, chỉ nên quan tâm nhiều đến sức khỏe và thể trạng mà thôi, như không nên bảo nữ sinh đi quét dọn, nam sinh đi xếp bàn ghế mà có thể là những em nhỏ nhắn, có khuyết tật làm việc nhẹ, các em khác làm việc nặng hơn… Việc phân biệt đối xử không chỉ diễn ra với nữ mà còn với nam, như có giáo viên bảo nữ sinh vào chỗ kín đáo thay đồ nhưng với nam sinh thì đứng đâu thay cũng được…

Thứ ba, công bằng trong khen thưởng, xử phạt cùng các ứng xử khác và hạn chế việc phân biệt nam nữ. Trong các trường hợp ứng xử sư phạm, không hiếm việc cùng một kết quả thì đôi lúc giáo viên lại khen nữ sinh hơn, hoặc cùng một lỗi thì lại phạt nam sinh nặng hơn; hoặc, cũng có giáo viên “mặc định” nữ sinh thiên về các môn học bài, cần sự siêng năng, còn nam sinh thiên về các môn tính toán, cần tư duy.

Thứ tư, chú trọng bình đẳng giới nhưng không được bỏ qua các đặc điểm riêng biệt về sinh lý, tâm lý của giới. Công bằng và bình đẳng nhưng không được cào bằng các vấn đề về giới, bởi đó là yếu tố bắt buộc phải tôn trọng. Chẳng hạn, trong môn thể dục, ngoài việc xác định yêu cầu, thành tích riêng cho nam và nữ thì cũng cần quan tâm đến thể trạng, thể chất, điều kiện sinh lý cụ thể của từng em…, trừ các trường hợp khuyết tật hay bệnh bẩm sinh, để có hình thức giáo dục phù hợp.

Tóm lại, trong khi chờ các bộ sách giáo khoa mới thể hiện tinh thần bình đẳng giới tốt hơn, chính đội ngũ giáo viên phải góp phần tích cực hơn trong việc hạn chế những biểu hiện mất bình đẳng giới trong học đường, nhất là trong giảng dạy.

Nguyn Minh Hi