Thứ tư, 28/9/2022, 16h29

Bao giờ bệnh viện thôi… thiếu thuốc?

Đip khúc “thiếu thuc” đã đưc rt nhiu bnh vin (BV) công lp trên cc “ca” t đu năm đến nay. Không ít cuc hp ca Chính ph, B Y tế đã din ra ch đ gii quyết tình trng này nhưng đã na năm trôi qua, các BV vn phi tiếp tc đip khúc “thiếu thuc”…


Bnh vin thiếu thuc, nhiu bnh nhân phi cm toa thuc ca bác sĩ ra ngoài mua

Khan hiếm nhiu loi thuc

Là BV hạng đặc biệt, chuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng nhưng BV Bạch Mai (Hà Nội) đang rơi vào tình cảnh thiếu thuốc. PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc BV - thừa nhận, BV đang thiếu nhiều thuốc trong danh mục thuốc giải độc như huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia; thuốc giải độc cho bệnh nhân bị ngộ độc clostridium botulinum, asen, thủy ngân...

“Do thiếu các thuốc giải độc đặc hiệu nên BV Bạch Mai phải sử dụng các thuốc thay thế nhưng thời gian điều trị khá dài…”, TS. Cơ cho biết.

Từ nhiều tháng nay BV Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội rơi vào tình trạng thiếu thuốc tê. Theo PGS.TS Trần Cao Bính - Giám đốc BV, đó là thuốc tê chuyên dụng dành cho nha khoa, trong đó chứa Lidocaine 2% (loại bao bì đỏ sử dụng cho tất cả bệnh nhân). Từ 2 tháng nay, thị trường đã khan hiếm loại thuốc tê vỏ đỏ, BV đã yêu cầu nhà cung cấp duy trì nguồn hàng nhưng do đứt gãy chuỗi cung ứng, số lượng thuốc tê vỏ đỏ về ít hơn và hiện sắp hết. Theo đó BV đã chuyển sang dùng xen kẽ loại vỏ xanh, loại này giá đắt hơn gấp rưỡi so với loại vỏ đỏ. Điều này ảnh hưởng đến cán cân thu - chi dịch vụ của BV.

Tại TP.HCM, BV Ung bướu đang thiếu thuốc phóng xạ chụp PET-CT; BV Nhi đồng 1 thiếu huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong và cạp nia;  BV Chợ Rẫy cũng chung cảnh ngộ - Hơn một năm nay BV không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia. Ngoài ra, một số loại huyết thanh kháng nọc rắn như rắn chàm quạp, rắn hổ chúa… cũng không có.

Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, TP đang bị gián đoạn cung ứng 2 loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, gồm: vắc-xin sởi đơn (tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi) và vắc-xin DPT (vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi).

Theo Sở Y tế, nhu cầu vắc-xin sởi và vắc-xin DPT hàng tháng của TP.HCM là hơn 8.000 liều cho mỗi loại. Sở Y tế đã 3 lần gửi công văn (tháng 6, tháng 8 và tháng 9-2022) báo cáo Bộ Y tế và đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Chương trình tiêm chủng quốc gia phân bố kịp thời đủ số lượng cho TP, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có.

“Điều đáng lo ngại nhất chính là do gián đoạn cung ứng vắc-xin sởi nên nguy cơ tái bùng phát dịch sởi trong năm nay là rất lớn. Thực tế, cứ 4 năm 1 lần thì dịch sởi lại xảy ra theo chu kỳ. Gần nhất là đợt bùng phát dịch sởi vào các năm 2013-2014 và năm 2018-2019”, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết.

Phân quyn nhiu hơn cho cp dưi

Đây là khẳng định của GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - khi nói về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc…

Chiều 20-9, tại phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TS. Thuấn đã báo cáo một số khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế.

Nói về nguyên nhân dẫn đến thiếu thuốc, TS. Thuấn cho rằng, sau dịch Covid-19, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân tăng vọt khiến dự trù về thuốc, vật tư y tế không sát, vượt nhu cầu so với thực tế. Bên cạnh đó, dịch bệnh diễn ra trên toàn cầu đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Cùng với đó là tâm lý e dè của một số đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu…

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia của Bộ Y tế đã giải quyết được 86/106 loại thuốc thầu tập trung. Với thuốc biệt dược đã đàm phán được 19/65 loại, còn lại những thuốc khác trong thời gian tới sẽ hoàn thiện. Ngoài ra, Bộ Y tế dự kiến chỉnh sửa Thông tư 15, theo đó phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho cấp dưới. Các danh mục thuộc dự kiến cũng được thu nhỏ lại, thay vì 106 loại thuốc thì chỉ tập trung vài chục loại sẽ khả thi hơn.

TS. Thuấn cũng đề nghị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cùng tham gia đấu thầu tập trung thuốc, thiết bị y tế. Điều này sẽ giảm được gánh nặng cho Bộ Y tế.

Tại TP.HCM, ngày 8-9, lãnh đạo Sở Y tế, BHXH TP đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp cung ứng thuốc (DNCUT) và các đơn vị y tế công lập để tìm lời giải cho “bài toán” thiếu thuốc.

Tại đây, các DNCUT khẳng định sẽ khắc phục khó khăn, đảm bảo cung ứng thuốc cho các đơn vị y tế. Đồng thời, đề nghị Sở Y tế phối hợp BHXH TP và các cơ quan liên quan triển khai ngay Quyết định 3029/UBND-VX ngày 29-8-2022 của UBND TP.HCM về quy định mức thanh toán giá thuốc trúng thầu ở các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND TP; giảm thủ tục hành chính không cần thiết về hồ sơ, chứng từ trong công tác đấu thầu, thanh quyết toán, sử dụng công nghệ số trong công tác đấu thầu; BHXH cùng chung tay với các đơn vị y tế để đảm bảo nguồn thu - chi cho hoạt động của đơn vị y tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán chi phí cho các DNCUT (thực tế có rất nhiều đơn vị y tế đang là “con nợ” của các DNCUT).

Các DNCUT cũng thống nhất và rất ủng hộ chủ trương đấu thầu tập trung cấp địa phương mở rộng của Sở Y tế TP nhằm mục tiêu tăng cường năng lực cho tuyến y tế cơ sở, đồng thời giảm được khối lượng công tác liên quan đấu thầu cho khối DN dược.

Phát biểu tại buổi đối thoại, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế  - khẳng định, Sở Y tế TP sẽ sớm thành lập “Tổ tư vấn giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu, cung ứng và thanh toán công nợ thuốc”.

Kim Anh