Thứ sáu, 3/12/2021, 14h42

Bao giờ học sinh mới hết “học tủ” môn văn?

Năm nào cũng thế, ngay sau khi kết thúc bui thi THPT môn văn, chúng ta li thy hc sinh than vãn vi nhau rng đã “trúng t” hoc “trt t”.


Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân, TP.HCM (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Chẳng hạn, với đề thi năm 2019, nhiều học sinh chia sẻ với nhau rằng đã ôn “trật tủ” và bị “đuối nước với sông Hương” khi đề thi cho đoạn trích trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm 2021 này, nhiều sĩ tử đã thở than với nhau đã bị “sóng đè”, “tủ đè”, khi tập trung học ôn các tác phẩm văn xuôi mà không ngờ đề lại cho phân tích 3 đoạn thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Vậy nguyên nhân từ đâu? Làm sao để học sinh hết “học tủ”, “học vẹt” môn văn?

Thc trng vic dy hc và thi c môn văn

Hiện tượng đề thi môn văn theo một cấu tạo cứng nhắc hằng năm đã dẫn đến việc dạy, học và thi cũng bị đóng khung, thiếu linh hoạt và sáng tạo. Hằng năm Bộ GD-ĐT đều công bố đề thi tham khảo cho học sinh lớp 12. Đây là động thái cần thiết. Tuy nhiên, hậu quả của nó là đã tạo ra tâm lý trông chờ, phụ thuộc, khiến thầy và trò thiếu sự chủ động, linh hoạt trong việc ôn tập. Cứ máy móc theo đề mẫu, rồi dự đoán, loại suy đề, nội dung ôn. Các trang mạng cũng tràn lan các đề thi minh họa, học sinh cứ thế mà máy móc ôn luyện.

Tệ trạng “học gì thì thi nấy” không phải đến lớp 12 mới có, mà tồn tại suốt từ bậc THCS đến THPT. Nó là rào cản rất lớn của “học thật, thi thật”. Nhìn vào đề thi của bất cứ bậc học nào hiện nay, chúng ta đều thấy kiến thức đóng khung trong chương trình học. Các câu hỏi đều được giáo viên thông báo trước cho học sinh. Thậm chí nhiều câu hỏi trong đề giống y chang các bài luyện tập đã học, chỉ thay số liệu. Các môn đều có đề cương do giáo viên soạn sẵn từng câu hỏi và câu trả lời, đề và bài làm mẫu. Hệ lụy là học sinh cứ học thuộc tài liệu là có điểm cao. Lối “học vẹt”, nạn giáo viên khảo bài môn văn, tình trạng bài văn mẫu tràn lan là xuất phát từ đây. Nó không chỉ làm thui chột sự sáng tạo của người học, mà còn là “cái bẫy” làm cho học sinh vi phạm nội quy kiểm tra.

Vì “học tủ”, “học vẹt” nên khi vào phòng thi, nếu học sinh “trúng tủ” thì hì hục chép như cỗ máy, còn trật tủ thì sẽ bị “tủ… đè”!

Cn thay đi cách đánh giá nhà trưng

Những năm qua ngành giáo dục đã đổi mới rất nhiều về cách kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực, chú trọng đến việc phát huy kỹ năng, sáng tạo của người học. Chỉ tính từ đầu năm 2020 nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhà trường thực hiện cách đánh giá mới, chẳng hạn Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học. Tuy nhiên, thực tế “pháp lệnh” của Bộ GD-ĐT chưa được các trường quán triệt thấu đáo. Trong đó có những bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá ở nhà trường phổ thông. Việc không đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh đã được Bộ GD-ĐT quán triệt nhưng các trường phổ thông chưa thông, nên đã gây khó cho giáo viên. Chính cách đánh giá giáo viên bằng kết quả bài làm của học sinh như trên làm rào cản cho sự phát triển. Giáo viên không dám mạnh dạn đổi mới cách dạy, cách ra đề. Để an toàn, họ chọn cách dạy học vì điểm số hơn là chú trọng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. 

Nên đưa tác phm ngoài chương trình vào đ thi 

Trước thực trạng học sinh “học tủ” môn văn dẫn đến nhiều hệ lụy tồn tại bấy lâu nay, nhiều ý kiến đã đề xuất đề thi tốt nghiệp THPT nên cho các tác phẩm ngoài chương trình học. Vậy, đề xuất này có hợp lý và liệu có khả thi?

Trưc thc trng hc sinh “hc t” môn văn dn đến nhiu h ly tn ti by lâu nay, nhiu ý kiến đã đ xut đ thi tt nghip THPT nên cho các tác phm ngoài chương trình hc.

Theo chúng tôi, đây là ý kiến xác đáng, phù hợp với xu thế đổi mới dạy học môn ngữ văn, cách kiểm tra, đánh giá trong nhà trường phổ thông. Thứ nhất, đó là việc thay đổi việc dạy và học hướng đến chú trọng đánh giá kỹ năng, thái độ người học hơn là kiến thức. Phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của học sinh trước bối cảnh kiến thức luôn luôn mở, chứ không chỉ đóng khung một cách hàn lâm trong sách giáo khoa, theo chương trình của cách cũ. Thứ hai, trong chương trình phổ thông môn ngữ văn mới sắp áp dụng tới đây, chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc học, còn lại hầu hết là tác phẩm tự chọn, từ bậc THCS cho đến THPT. Giáo viên và học sinh được quyền chọn tác phẩm yêu thích, phù hợp để dạy - học. Như vậy giới hạn nội dung đề thi tốt nghiệp THPT sẽ rất rộng, chứ không còn cụ thể là mấy bài, gồm những bài nào như hiện nay nữa. Thứ ba, các tác phẩm văn học trong chương trình dù rất phong phú song vẫn quy về các nhóm thể loại chính, gồm: trữ tình (thơ), tự sự (văn xuôi), văn bản kịch và văn chính luận. Mỗi thể loại đều có các đặc trưng cơ bản riêng. Khi dạy, giáo viên đều khai thác các đặc trưng cơ bản trong từng bài học. Các bài về lý luận văn học cũng đã chỉ cho học sinh cách đọc tác phẩm thuộc các thể loại này. Như vậy, mục đích việc dạy học tác phẩm trong nhà trường là để giúp học sinh có cách đọc và hiểu thêm những tác phẩm đồng dạng như thế bên ngoài chương trình sách giáo khoa vốn rất phong phú. Chứ không phải học tác phẩm nào là để chỉ biết và phân tích được tác phẩm đó.

Đ xut xây dng đ thi

Với ba lý do trên, việc ra đề thi tốt nghiệp THPT cho một tác phẩm ngoài chương trình là hoàn toàn có cơ sở. Còn lại là nên xây dựng một đề thi như thế nào? Trước hết phải chọn văn bản thật hay, ý nghĩa, phù hợp lứa tuổi và mục đích đề thi. Văn bản có trong chương trình (gồm bắt buộc và tự chọn, cả bậc THPT), hoặc không nằm trong chương trình, nhưng phải thuộc về một thể loại cụ thể, rõ ràng như đã nói ở trên. Cấu trúc đề thi có thể theo mẫu đề hiện tại (chỉ thay đổi nội dung câu nghị luận văn học). Hoặc theo các phần chúng tôi đề xuất sau: Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản (nếu ngắn); đánh giá kỹ năng đọc hiểu văn bản; liên hệ đến một vấn đề xã hội từ văn bản để yêu cầu học sinh viết đoạn văn; nghị luận về một khía cạnh trọng tâm của văn bản.

Trn Ngc Tun