Thứ bảy, 15/2/2020, 20h09

Bệnh sởi, tay chân miệng đến hẹn lại… tăng

Thi đim giao mùa là lúc các bnh cúm mùa, si, tay chân ming (TCM) có nguy cơ tăng nhanh. Nhng ngày qua BV Nhi đng 1 và BV Nhi đng 2 tiếp nhn và điu tr cho nhiu tr b si, TCM, cúm mùa, trong đó có nhiu trưng hp nhp vin giai đon nng…

BV Nhi đng 1 đang điu tr cho nhiu bnh nhi b si, tay chân ming

Nhiu tr b si, TCM phi cp cu

Tại phòng 414, Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1, chị Trần Thị Phượng (30 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM), mẹ của bệnh nhi Lê Gia Hân (11 tháng tuổi) và Lê Gia Huy (5 tuổi) - đây là 2 trong số 8 bệnh nhi mắc sởi - cho biết, 1 tuần trước bé Gia Huy có biểu hiện sốt, mệt, phát ban đỏ nên được nhập viện với chẩn đoán mắc sởi. Mấy ngày sau, bé Gia Hân cũng có những biểu hiện tương tự nên cũng được đưa đến BV, BS chỉ định phải nhập viện điều trị.

Chị Phượng cho biết thêm, bé Gia Huy đã được chích ngừa sởi lúc 9 tháng tuổi, tuy nhiên vợ chồng chị quên nên không chích mũi nhắc lại lúc 18 tháng tuổi cho con. Đối với bé Gia Hân, lúc bé đến tuổi chích ngừa mũi thứ nhất, thì liên tục bị ốm do viêm phế quản nên chưa được chích ngừa.

Chị Huỳnh Kim Thoa (38 tuổi, ngụ Q.9, mẹ của bệnh nhi Đỗ Huỳnh Kim C. -13 tháng tuổi) - cho biết: “Con bị sốt 2 ngày nên tôi đưa vào BV khám. BS nói bé chỉ bị viêm họng và cho thuốc về nhà điều trị. Về nhà không đỡ, bé sốt nhiều hơn, đưa con đi khám lại thì phát hiện bị sởi nên phải nhập viện, đến nay đã điều trị trong BV được 7 ngày”.

BS.CKI Dư Tuấn Quy - Phó Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 - cho biết, thống kê tại khoa hiện đang điều trị cho 95 bệnh nhi bị bệnh cúm mùa, sởi, TCM; trong đó có 17 ca nặng đang được tích cực điều trị trong phòng cấp cứu. Cụ thể, đối với bệnh sởi, hiện các BS đang theo dõi và điều trị cho 20 bệnh nhi, trong đó có 2 ca nặng phải thở ôxy. Đối với bệnh TCM có 2 trẻ ở giai đoạn 2B - giai đoạn nặng - đang được điều trị tích cực. Ngoài ra các bệnh cảm cúm siêu vi, viêm mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng thường xuyên được phát hiện.

“TCM hiện đang vào mùa từ từ và có khả năng sẽ nhích lên trong vài tuần tới, đặc biệt là đã có ca nặng. Khuyến cáo phụ huynh không nên lơ là trong phòng ngừa và phát hiện sớm cho con”, BS Quy nhấn mạnh.

Chng Covid-19 nhưng đng quên dch bnh khác

BS Quy cho hay, hiện nay ngành y tế TP.HCM và cả nước đang chung tay phòng chống sự lây lan của virus Covid-19. Tại BV Nhi đồng 1, bên cạnh sẵn sàng các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh do Covid-19 thì vẫn không quên các nhiệm vụ khác, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát hiện và điều trị các dịch bệnh thông thường. Tại BV hiện đang tăng cường mô hình điều trị ngoại trú, đối với những ca không cần thiết nhập viện sẽ được điều trị ngoại trú, tái khám nhằm giảm tình trạng quá tải, để việc chăm sóc điều trị tốt hơn. BV cũng triển khai nhiều chương trình tuyên truyền người dân chủ động phòng chống các bệnh thông thường cho trẻ, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt là bệnh sởi và TCM.

Tương tự, tại Khoa Nhiễm - BV Nhi đồng 2 cũng đang điều trị cho nhiều bệnh nhi, trong đó khoảng 20 bệnh nhi bị sởi. BS Huỳnh Lâm Thùy Trinh - Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện nay thời tiết đang giao mùa giữa lạnh và nóng, là điều kiện cho vi trùng và virus sởi hoạt động. Đối với sởi, biện pháp phòng ngừa đầu tiên và hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc-xin cho trẻ khi 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi 18 tháng tuổi. Việc tiêm đầy đủ vắc-xin cho trẻ khi đủ tuổi sẽ giúp tạo ra các kháng thể, giúp trẻ phòng ngừa hiệu quả bệnh sởi.

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, dù đã đẩy mạnh nhiều biện pháp nhưng bệnh sởi vẫn không giảm được. Nguyên nhân chủ yếu do độ bao phủ vắc-xin phòng sởi chưa được tốt, nhiều bà mẹ không hiểu được lợi ích của vắc-xin trong phòng ngừa bệnh cho con 9 tháng đầu, dẫn đến nhiều trẻ không được tiêm vắc-xin khi đến tuổi, không tạo ra được kháng thể phòng bệnh.

BS Khanh lo lắng, với sự bùng phát của virus Covid-19 đã chiếm hết sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh thì bệnh sởi, TCM… có vẻ như đã bị bỏ quên. Do đó, bên cạnh phòng dịch bệnh Covid-19, phụ huynh cũng nên chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác cho con. Không nên vì bất kỳ lý do nào mà không tiêm ngừa sởi cho trẻ. Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn tiêm được vắc-xin. Sởi rất nguy hiểm, nếu mắc phải, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị kém gây nhiễm rất nhiều bệnh khác, ngay cả virus Covid-19. Đối với TCM, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên. Trường hợp trẻ bị bệnh cần đưa đến cơ sở y tế và tuân thủ hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế.

Bài, ảnh: Đăng Khoa