Thứ tư, 26/4/2023, 14h05

Bí quyết học và ôn thi của thủ khoa chuyên văn

Trong k thi tuyn sinh lp 10 THPT công lp ti TP.HCM năm 2022, em Trương Tâm Tho (cu hc sinh lp 9A4 Trưng THCS Đng Đa, Q.Bình Thnh - hin hc lp 10CV Trưng THPT Gia Đnh) đt tng đim 41,5 - môn toán 8; ng văn 9,25; tiếng Anh 9,75; môn chuyên 7,25 (h s 2).


Trương Tâm Tho

Với số điểm này, Trương Tâm Thảo đậu thủ khoa lớp chuyên văn của Trường THPT Gia Định.

Văn ôn…

Nói về phương pháp ôn thi, Thảo cho biết em ôn thật kỹ kiến thức lớp 6, 7, 8 từ hè trước khi lên lớp 9 và xem trước một số kiến thức lớp 9 mà bản thân có thể tự học được. Nhờ đó em có thể hiểu bài nhanh khi vào năm học và hứng thú hơn với các môn học. Khi ôn thi tuyển sinh, đối với môn văn thi thường và môn văn thi chuyên, em đọc trước và tự soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa theo ý mình hiểu. “Em nghĩ không nên học qua loa, sơ sài mà phải hiểu sâu, hiểu đầy đủ để thấy cái đẹp, cái hay của tác phẩm đem lại, từ đó mới yêu thích và có yêu thích thì mới học tốt được”, Thảo chia sẻ.

Sau khi tự soạn bài ở nhà, đến lớp Thảo ghi chép thật nhanh những bài giảng, hoặc một câu trích dẫn hay của giáo viên vào vở chung với phần soạn để so sánh và tổng hợp thành tài liệu ôn tập của riêng mình. Khi tiếp nhận tác phẩm, em sẽ ghi chú lại hoàn cảnh sáng tác, thời kỳ văn học như thế nào vì nó ảnh hưởng đến cảm xúc sáng tác. Kế đến, em sẽ chú ý đến nhan đề, các yếu tố từ nghệ thuật đến nội dung như âm thanh khi đọc lên, cảm quan khi nhìn vào các dòng, vần, nhịp; các biện pháp tu từ, hình tượng thơ…, rồi đến nội dung con chữ truyền tải, điều tác giả gửi gắm mà bạn đọc cảm nhận được sau câu thơ đó. Còn với truyện thì em chú trọng nhất là cốt truyện, tóm tắt truyện, nhân vật, chi tiết, tình huống truyện… Việc này giúp em hiểu được tác phẩm sâu sắc hơn. Sau mỗi bài học, em thường dành ra 20-30 phút vẽ sơ đồ tư duy tác phẩm đã học để nắm chắc bài hơn và dễ dàng ôn tập sau này. Đồng thời, em cũng đọc thêm tài liệu tham khảo trên các trang Fanpage văn học uy tín như: Mochi Garret - Gác xếp văn chương, Rubik Văn chương, Văn ôn võ luyện… để rèn luyện cách viết các bài phân tích.

Với phần đọc - hiểu, phương pháp sơ đồ tư duy là cách Thảo thường dùng nhất để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt và những lưu ý khi làm bài đọc - hiểu. Cuối cùng là nghị luận văn học, Thảo thường cập nhật tin tức thời sự để làm phong phú dẫn chứng. Ngoài ra, em luôn cố gắng dành 15 phút mỗi ngày để luyện tập lập dàn ý - đây là cách hiệu quả nhất, giúp em tăng tốc tư duy trong bài viết của mình.


Tâm Tho (th 2 t trái qua) và các bn hc cùng lp 9

Để ôn luyện môn văn thi chuyên tốt hơn, Thảo thường đọc thêm các bài văn đoạt giải học sinh giỏi để tham khảo cách hành văn cũng như cách phân chia bố cục trong một bài văn sao cho hợp lý, thuyết phục. Đã có lúc em nghĩ rằng câu chữ phải lộng lẫy, có tiếng vang thì mới được điểm cao nhưng em quên rằng, chỉ khi bản thân thật sự nhập tâm vào bài viết, thể hiện chân thật cá tính và góc nhìn của mình trong bài viết thì lúc ấy mình mới thật sự nắm trọn được tinh thần bài làm. Do đó, phần nghị luận xã hội quan trọng nhất là thuyết phục người đọc tin theo điều mình muốn nói cũng như thể hiện mạnh mẽ dấu ấn riêng mình. Còn phần nghị luận văn học thì phải đầy đủ ý, bài viết sâu vào vấn đề cần bàn, truyền tải được cảm xúc của người viết.

… Võ luyn

Với môn toán, Thảo ưu tiên xem các bài học trong sách giáo khoa trước khi đến lớp và ghi chú lại các phần không hiểu để hỏi giáo viên. Khi tiến vào giai đoạn ôn thi, em đảm bảo các định lý về hình học và số học đều đã nắm vững cũng như các dạng bài được học trong sách giáo khoa, cả ở lớp 6, 7, 8 - vì những kiến thức lớp dưới là nền tảng để thực hiện các bài toán lớp 9. Một số định luật quan trọng như: Định lý Thales, hệ thức lượng trong tam giác vuông, hệ thức Vi-et trong số, các bài phương trình bậc 2…, em thường dán lên góc học tập để ôn lại bất cứ lúc nào. Ở giai đoạn luyện đề, em chú trọng vào việc nắm chắc các dạng bài thay vì làm nhiều đề mà không nhớ hết dạng cốt lõi, sửa bài kỹ để nắm được cách suy luận, từ đó có thể tự sáng tạo và chứng minh các bài khó hơn, nhất là hình học. Thảo rất thích làm các dạng toán thực tế, đặc thù, bởi nó giúp em áp dụng toán học vào cuộc sống nhiều hơn như việc đo đạc diện tích một cái bàn, có sự lựa chọn đúng đắn khi so sánh giá cả ở siêu thị hoặc chợ, hay đơn giản hơn là tính được những tình huống khi xử lý một công việc có thể xảy ra…

Đối với môn tiếng Anh, các bài học trong sách giáo khoa Thảo luôn đọc kỹ để nắm hết các dạng câu, cấu trúc ngữ pháp, các thì, từ vựng theo chủ đề. Bên cạnh đó là phần giáo viên thường yêu cầu học sinh học loại từ khi học một từ vựng và tự tìm ví dụ để nhớ các từ đó, điển hình như từ “volunteer”, sẽ có động từ viết giống danh từ và tính từ là  “voluntary”. “Em nghĩ rằng với môn tiếng Anh, chúng ta nên học ngữ cảnh và văn hóa Anh/Mỹ khi sử dụng từ đó hoặc câu thoại đó để hiểu tường tận nghĩa của câu, hay từ khi được dịch sang tiếng Anh sẽ thế nào. Ngoài ra, em thường sử dụng sách tham khảo để học thêm các phrasal verb thường dùng: “Catch up with”, look forward to Something/Doing something, Blame Someone for + V- ing…” nhằm biết được cách sử dụng chúng trong thực tế. Các từ vựng hoặc các cấu trúc đã học được em vẽ theo sơ đồ tư duy. Ngoài ra, em có một quyển sách gồm các đề ngẫu nhiên với từ vựng hoặc ngữ pháp mới để luyện tập, sau đó sửa kỹ nhằm nắm chắc kiến thức và cẩn thận hơn trong lần sau”, Thảo bật mí. 

Ngh ngơi, thư giãn hp lý

Để quá trình ôn thi hiệu quả, Thảo cho biết em luôn dành thời gian cho việc thư giãn. Riêng với việc nghỉ giữa giờ khi học, em áp dụng phương pháp Pomodoro kèm với playlist nhạc Piano Study with me (loại này rất phổ biến trên YouTube) để nghỉ ngắn 5 phút sau 30 hoặc 45 phút học để tăng mức độ tập trung và hiểu bài. Còn về vấn đề ăn uống và ngủ, em có một lời khuyên là nên đảm bảo sức khỏe, đừng học quá sức hay thức quá khuya, phải tuân thủ thời gian biểu về việc học tập và nghỉ ngơi hợp lý. “Thời gian biểu hàng ngày của em là thường đi ngủ sớm - khoảng 22 giờ và thức dậy sớm - khoảng 5 giờ để ôn bài. Chúng ta nên ngủ sớm, dậy sớm để đầu óc tỉnh táo học bài, giữ gìn sự vận động của não bộ. Hơn hết, để ôn thi hiệu quả, chúng ta nên ăn uống điều độ, nhất là ăn đủ bữa sáng, không lạm dụng các loại đồ uống có chất kích thích như trà hay cà phê để giúp tinh thần tỉnh táo; vì các chất kích thích ấy có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Ngoài ra, mỗi ngày chúng ta nên uống vitamin C dưới dạng viên sủi hoặc ăn trái cây để tăng cường sức đề kháng”, Thảo cho biết.

Bài, ảnh: Kiu Trinh