Thứ bảy, 16/3/2019, 21h26

“Biến” kiến thức thành sản phẩm khoa học

Áp dng nhng nguyên lý, tính cht đơn gin t các môn hc, nhóm hc sinh ca Trưng THCS Nguyn An Ninh (Q.12, TP.HCM) đã chế to ra nhiu SRobot t đng đc đáo có ích cho đi sng. Trong đó có nhng sn phm giành đưc gii cao trong cuc thi SRobot ln th VII năm hc 2018-2019 dành cho hc sinh THCS cp thành ph va qua.

Thy và trò Trưng THCS Nguyn An Ninh thành lp CLB Robot giúp hc sinh hc môn tin hc d dàng hơn

Nơi đ hc sinh va hc va hành

Nhóm học sinh này gồm 11 em: Lê Bát Nhã, Trần Mạnh Cường, Lý Đình Minh Mẫn, Thái Bình Dương, Dương Thảo Vy, Phạm Thiên Phú, Đỗ Nguyễn Đức Kiên, Vũ Đinh Minh Hoàng, Nguyễn Hoàn Gia Phúc, Đỗ Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thái Hòa.

Nhận thấy nhiều học sinh trong trường thích tìm tòi và sáng tạo cái mới, từ năm 2017, Trường THCS Nguyễn An Ninh đã thành lập CLB SRobot để các em thể hiện tài năng của mình. Trải qua gần 2 năm hoạt động, các thành viên đã sáng tạo ra hơn 10 sản phẩm khoa học có tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày: SRobot tránh vật cản; SRobot chữa cháy; SRobot chạy tự động; SRobot điều khiển thiết bị nhà (đèn, quạt) bằng điện thoại thông minh… “Đây không chỉ là sân chơi sau những giờ học mệt mỏi mà còn là nơi để các em vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hành nhằm phát huy khả năng sáng tạo” - thầy Trần Hoàng Lâm, giáo viên tin học chia sẻ.

Riêng sản phẩm SRobot dò line (chạy tự động theo vạch đen được vẽ sẵn trên đường) đã giúp nhóm sáng tạo trên vượt qua 93 đội đến từ các trường THCS trên địa bàn TP “ẵm” về cho mình nhiều giải thưởng cao, trong đó có 1 giải nhất trong cuộc thi SRobot lần thứ VII cấp thành phố mới đây. Hào hứng với thành quả của mình, em Đỗ Nguyễn Đức Kiên (lớp 9A1, nhóm trưởng) bày tỏ: “Để đạt được giải thưởng cao nhất, em và các bạn phải bỏ ra gần 1 tháng trời để lên ý tưởng, tính toán rồi lập trình. Tuy nhiên đâu phải thực hiện một lần rồi xong, có những lúc mình tính toán sai dẫn đến sản phẩm không hoạt động như ý muốn nên đành kiên trì, nhẫn nại sửa lại”. 

Theo thầy Trần Hoàng Lâm, SRobot dò line được cấu thành từ nhiều bộ phận như: bộ khung xe 3 bánh, Arduino uno R3, mạch khuyếch đại dòng điện L298N, thanh dò line 5 led, cảm biến siêu âm. Mỗi linh kiện có chức năng khác nhau nhằm giúp cho Robot hoạt động.

Chơi vui SRobot - hc tt Pascal

Nhớ lại những ngày đầu học môn tin học, em Đức Kiên cảm thấy “sợ” mỗi khi đến giờ môn này. Đức Kiên cho rằng: “Đây là một môn học khó hiểu, nhất là khi tiếp cận với phần Pascal. Tuy nhiên từ khi nhà trường thành lập CLB SRobot, thấy các anh chị sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ rất lạ nên xin gia nhập vào để tìm hiểu”.

Từ chỗ tò mò, tìm hiểu rồi say mê đã giúp cho Đức Kiên lập trình nhiều sản phẩm tự động. “Thành quả đầu tiên của em làm là giúp cho cánh cửa tự mở rồi đóng lại. Do chưa am hiểu nhiều nên lúc đó cánh cửa không thực hiện như ý muốn. Mình muốn cửa đóng thì nó lại mở và ngược lại. Không nản chí, em quyết tâm làm đi làm lại nhiều lần cuối cùng cũng thành công. Cũng nhờ việc thực hành như vậy mà em bắt đầu thích môn tin học hơn, bây giờ đối với em, Pascal chỉ là chuyện nhỏ” - Đức Kiên tự tin.

Là một người bạn luôn đồng hành với Đức Kiên trong các cuộc thi sáng tạo SRobot, em Lý Đình Minh Mẫn (lớp 9A3) cũng từng có cảm giác như vậy khi nhắc đến môn tin học. “Lúc đầu học lý thuyết nên em cảm thấy rất khó hiểu nhưng từ ngày tham gia vào CLB được thầy, cô hướng dẫn cách vận dụng kiến thức vào việc thực hành nên em thấy môn tin học thật có ích, nó có thể được ứng dụng vào đời sống” - Minh Mẫn bộc bạch.

Khác với Đức Kiên và Minh Mẫn, em Lê Bát Nhã (lớp 9A2) có điều kiện được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ nên việc sáng tạo ra sản phẩm SRobot thông minh là chuyện không hề khó.

Đánh giá về hoạt động của CLB cũng như khả năng sáng tạo của học sinh, thầy Trần Minh Triết (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ: “Đây là CLB SRobot đầu tiên của quận 12 nhằm giúp cho học sinh thể hiện đam mê và phát huy năng lựa của bản thân. Các em tham gia bằng sự yêu thích, chứ nhà trường không ép buộc. Đây cũng là cách để học môn tin học tốt hơn vì vừa học vừa thực hành chứ không học lý thuyết suông”.

Bài, nh: H Trinh